Tác giả: Ngô Phương Đông
Đề tài: Đào tạo âm nhạc thế kỷ XX cho kèn Hautbois tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Chuyên ngành: Lý luận âm nhạc
Mã số: 62.21.01.01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Phúc Linh
Năm: 2011.
. Mở đầu
. Chương 1
. Chương 2
. Chương 3
. Kết luận
Những điểm mới của Luận án:
- Sưu tầm, phân tích để chọn lựa được một danh mục các tác phẩm âm nhạc tiêu biểu thế kỷ 20, của một số tác giả nổi tiếng trên thế giới sáng tác cho kèn Hautbois.
- Nghiên cứu tổng quan về những tác phẩm âm nhạc thế kỷ 20 nói chung và những sáng tác cho kèn Hautbois nói riêng.
- Đưa ra những tiêu chí khoa học về phương pháp tiếp cận âm nhạc thế kỷ 20 thông qua những tình huống mới xuất hiện trong các tác phẩm âm nhạc thế kỷ 20 sáng tác cho kèn Hautbois.
- Đưa ra những định hướng, các giải pháp sư phạm trong công tác giảng dạy âm nhạc thế kỷ 20, các bước tiến hành giúp giảng viên, sinh viên tiếp cận, học tập và giảng dạy một cách phù hợp với hoàn cảnh ở Việt Nam. Chính đây là ý nghĩa khoa học của luận án, có giá trị thực tiễn và ứng dụng cho lĩnh vực đào tạo và biểu diễn âm nhạc thế kỷ 20 hiện nay.
- Đề xuất về phương pháp tiếp cận để đưa các tác phẩm âm nhạc thế kỷ 20 vào giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam theo quá trình:
+ Quá trình từ đào tạo của người thầy
+ Quá trình người thầy hướng dẫn cho sinh viên
+ Quá trình sinh viên tự nghiên cứu và sáng tạo.
- Bổ xung cho giáo trình giảng dạy đại học, giáo trình hòa tấu, các mẫu thi tốt nghiệp cùng với những trích đoạn độc tấu quan trọng trong các tác phẩm giao hưởng.
- Sử dụng các tuyển tập sách Etudes và tuyển tập các trích đoạn khó trong các tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX trong đó có những tác phẩm âm nhạc thường thấy ở các cuộc thi kèn Hautbois trên thế giới.
Tóm tắt luận án:
Mở đầu
• Lý do chọn đề tài :
Âm nhạc thế kỷ XX được
hình thành với những khuynh hướng, phong cách khác nhau đã có ảnh hưởng lớn tới
nghệ thuật diễn tấu của các nhạc cụ phương Tây trong đó có kèn Hautbois. Trên
thực tế, nghệ thuật biểu diễn kèn - gõ nói chung và kèn Hautbois nói riêng đã
có những bước phát triển đột phá nhờ xu hướng sáng tác nói trên. Những nghiên
cứu của các nhà sư phạm về âm nhạc thế kỷ XX đã được tiến hành trong nhiều thập
kỷ qua. Những nghiên cứu này được thực hiện với mục đích nhằm bổ xung thêm
những kỹ thuật mới cho nghệ thuật diễn tấu kèn Hautbois và cho việc giảng dạy
kèn Hautbois trên phạm vi toàn thế giới.
• Lịch sử nghiên cứu của đề tài :
Trong những năm gần đây đã xuất hiện những nghiên cứu đi
sâu vào các tác giả và tác phẩm thế kỷ XX. Tại Việt Nam, trong những nghiên cứu
nói trên phải kể đến :
1) Phạm Phương
Hoa : Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật Âm nhạc : “ Những thủ pháp sáng tác trong một
số trường phái âm nhạc thế kỷ XX ”.
2) Vũ Đình
Thạch: Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật Âm nhạc:
“Âm nhạc thế kỷ XX và vai trò của nó trong việc đào tạo kèn Clarinette
tại Nhạc viện Hà Nội ”...
Trên cơ sở nghiên cứu về việc đưa những tác phẩm thế kỷ
XX vào trong giáo trình giảng dạy kèn Hautbois tại Học viện Âm nhạc Quốc gia
Việt Nam, với sự đóng góp của các Giáo sư, chúng tôi chọn tên đề tài nghiên cứu
là “Đào tạo âm nhạc thế kỷ XX cho kèn Hautbois tại Học viện Âm nhạc Quốc gia
Việt Nam ”.
• Mục đích nghiên cứu :
Mục đích của luận án nhằm nghiên cứu sự hình thành của hệ thống những tác giả và tác phẩm
Hautbois thế kỷ XX. Bên cạnh đó, đề tài còn đề cập tới những ngôn ngữ và thủ
pháp sáng tác của các nhạc sĩ trong các tác phẩm kèn Hautbois thế kỷ XX. Từ đó,
tác giả của công trình cố gắng tìm ra những đặc trưng trong nghệ thuật biểu
diễn những tác phẩm thế kỷ XX được các nhạc sĩ thế giới và Việt Nam viết cho
kèn Hautbois. Người giảng viên kèn Hautbois phải tìm cách tiếp cận với những
ngôn ngữ, thủ pháp và kỹ thuật mới, phải tích cực truyền bá chúng trong đời
sống âm nhạc thế kỷ XX và đúc rút những kinh nghiệm để truyền dạy cho sinh viên
kèn Hautbois. Làm được việc này, chuyên ngành kèn Hautbois mới có điều kiện để
tiếp cận và hội nhập được với nền âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn của thế giới
trong thế kỷ XXI.
• Phương pháp nghiên cứu :
Trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật
biện chứng, trên cơ sở nghiên cứu về Đường lối văn hóa – văn nghệ của Đảng,
luận án được nghiên cứu với phương pháp sưu tầm tư liệu, phân tích tác phẩm và
những thủ pháp sáng tác của các nhạc sĩ thế kỷ XX. Luận án còn sử dụng phương
pháp nghiên cứu ứng dụng nhằm đưa các tác phẩm theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp nhằm dần đưa vào giáo trình giảng dạy kèn Hautbois tại Học
viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
• Những đóng góp của đề tài :
Luận án nhằm mục đích mở ra những nghiên cứu về những đặc
điểm mới của âm nhạc thế kỷ XX. Những đóng góp của luận án là tạo cơ sở nền
tảng cho sự phát triển nghệ thuật biểu diễn kèn Hautbois cho việc diễn tấu
những tác giả, tác phẩm thế kỷ XX, tạo cơ sở nền tảng cho sự phát triển nghệ
thuật biểu diễn kèn Hautbois. Luận án này còn là một đóng góp về mặt lý luận
cho công tác sư phạm kèn Hautbois tại các Học viện, Nhạc viện và trường Văn hóa
Nghệ thuật trên phạm vi toàn quốc. Nghiên cứu các tác phẩm thế kỷ XX viết cho
kèn Hautbois này còn là một sự chuẩn bị cho việc đào tạo những thí sinh đi dự
các kỳ thi âm nhạc quốc tế sau này, bởi trong chương trình thi concours thế
giới có một tỷ lệ tác phẩm thế kỷ XX rất cao.
• Bố cục của luận án : Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận
án chia thành ba chương :
Chương một : Những đặc điểm trong các tác phẩm âm nhạc
thế kỷ XX viết cho kèn Hautbois.
Chương hai : Âm nhạc thế kỷ XX – phương pháp tiếp cận
trong nghệ thuật biểu diễn kèn Hautbois.Chương ba : Một số vấn đề về việc giảng
dạy tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX cho kèn Hautbois tại Học viện Âm nhạc Quốc gia
Việt Nam.
Chương một: Những đặc điểm trong các tác phẩm âm nhạc thế
kỷ XX viết cho kèn Hautbois
1.1. Âm nhạc thế kỷ XX và sự hình thành những tác giả và
tác phẩm cho Hautbois
Nhiều tác giả nổi tiếng đã nâng cao vị thế của bộ kèn gỗ,
kèn đồng và bộ gõ trong diễn tấu dàn nhạc giao hưởng, trong đó có kèn dăm kép
(họ hàng kèn Hautbois và Basson). Những đoạn độc tấu cho các loại kèn nói chung
và kèn Hautbois nói riêng trong dàn nhạc giao hưởng và thính phòng ngày càng
giữ những vị thế quan trọng.
1.1.1. Những tác giả thế giới viết cho kèn Hautbois trong
thế kỷ XX
a) Những tác giả Đức tiêu biểu ; b) Những tác giả Pháp
tiêu biểu ; c) Những tác giả thế kỷ XX từ các quốc gia khác ; d) Những tác giả Việt Nam thế kỷ XX
1.1.2. Một số vấn đề về ngôn ngữ và bút pháp của các tác
giả thế kỷ XX trong các tác phẩm viết
cho kèn Hautbois
Tác phẩm
Sequenza VII per oboe solo của Luciano Berio là tác phẩm bắt buộc và thường được
xếp ở vòng II trong các cuộc thi âm nhạc quốc tế cho kèn Hautbois. Chúng ta xem thí dụ sau của Stockhausen:
Christel Stockhausen Tierkreis ( 12 Melodien der
Sternzeichen) :
- Khi chơi
nhắc lại sẽ có thay đổi về sắc thái (Dynamik)
- Thay đổi
về Artikulation (staccato, legato, portato…)
- Thay đổi
quãng(chơi ở 1 quãng8, cao hay thấp hơn)
- Lần đầu
1 nhạc cụ chơi giai điệu, nhắc lại sẽ có phần đệm piano
- Chơi
giai điệu có biến tấu
- Chơi
giai điệu đó ở 1 quãngkhác.
Những đặc điểm mới về thang âm, điệu thức trong các tác
phẩm kèn Hautbois thế kỷ XX
a) Điệu thức ngũ cung kết hợp với Trưởng thứ:
b) Hệ thang toàn cung kết hợp với ngũ cung (Debussy,
Ravel...):
c) Hệ thang 12 âm (Dodecaphonia):
Những đặc điểm mới về quãngvà giai điệu ( Các quãnggần,
kết hợp quãnggần và quãngnhảy xa, âm trì tục, các kỹ thuật Glissando, Trille,
Tremolo qu•ng...)
(Ký hiệu trên được hiểu như một dạng Trille quãngrộng
hoặc chỉ chơi hợp âm)
Những ký hiệu chơi quãng âm thanh và hợp âm còn được ghi dưới
dạng sau:
Bên cạnh kỹ thuật chơi quãngvà hợp âm, người nghệ sĩ kèn
Hautbois khi chơi các tác phẩm thế kỷ XX còn phải thực hiện được các kỹ thuật
rung lưỡi ( Flatterzunge - tiếng Đức) hoặc chơi các nốt non - già khác nhau
trên một cao độ cho sẵn.
Vibrato (rung tiếng):
Trong âm nhạc thế kỷ XX, kỹ thuật rung tiếng (Vibrato) đã
được chú trọng nhiều tới cường độ của âm thanh và màu sắc âm thanh. Có loại
rung tiếng (Vibrato) có sóng bình thường, bên cạnh đó cũng xuất hiện những dạng
có sóng hẹp và sóng rộng.
Những đặc điểm về tiết tấu
a) Các dạng tiết tấu lẻ:
Trong các tác phẩm thế kỷ XX có một đặc trưng nổi bật là sự xuất hiện
rất nhiều các dạng tiết tấu lẻ. kết hợp
chẵn - lẻ, đa tiết tấu...)
Tác phẩm: After syrinx I for oboe and piano của Richard
Rodney Bennett (1982)
b) Các dạng đa tiết tấu,
tiết tấu kết hợp chẵn – lẻ:
Chúng ta có thể tham khảo tác phẩm “Tierkreis” (12 con
giáp) của Stockhausen:
Những đặc điểm về cơường độ và âm sắc
Trong những đặc điểm về cơường độ và âm sắc trong các tác
phẩm viết cho kèn Hautbois thế kỷ XX chúng ta thấy xuất hiện sự đối nghịch
trong cường độ âm thanh, sự so sánh cường độ âm thanh...
a) Chỉ số về
thời gian diễn tấu : (xem tác phẩm
Sequenza VII per Oboe solo của nhạc sĩ Luciano Berio) :
Chỉ số về thời gian trong mỗi ô nhịp: có nghĩa là chơi nhịp này trong vòng 2 giây.
b) Ký hiệu
chỉ những âm và nhóm âm trì tục:Những “Ký hiệu chỉ những âm và nhóm âm trì
tục” thường rất hay được các nhạc sĩ thế
kỷ XX sử dụng:
c) Ký hiệu
chỉ sự vi chỉnh cao độ của âm thanh:
Trong những tác phẩm thế kỷ XX, nhiều tác giả còn sử dụng
những ký hiệu chi tiết hơn (chỉ những quãngnhỏ hơn) so với 12 âm bình quân.
Ngậm dăm càng sâu và chặt hơn thì âm thanh càng cao hơn, ngược lại, nếu ngậm
nông và lỏng hơn sẽ tạo ra âm thanh thấp hơn so với âm tự nhiên.
1.1.3. Những thay đổi về hình thức âm nhạc
Những thay đổi về ngôn ngữ cũng như thủ pháp sáng tác của
các nhạc sĩ thế kỷ XX đã tạo nên những thay đổi về cấu trúc hình thức trong các
tác phẩm thế kỷ XX viết cho kèn Hautbois. Chúng ta có thể tham khảo một loạt
những tiêu đề cho các tác phẩm viết cho kèn Hautbois như sau:
• "Tierkreis”
( 12 Melodien der Sternzeichen ) của Christel Stockhausen
• "Drei
Initialen” của tác giả Helge Jung
Các tiêu đề còn mang tính chất như một mảng độc thoại:
• Monologo
piccolo của tác giả Friedrich Schenker
Trong những tác phẩm thế kỷ XX của các tác giả Pháp,
chúng ta thường thấy những dạng tiêu đề sau:
• E.Bozza:
Fantasie-Pastorale fuer Oboe und Piano
• Pierre Sancan:
Sonatine pour Hautbois et piano
Như vậy, về mặt cấu trúc hình thức, các nhạc sĩ thế kỷ XX
thường yêu thích những hình thức nhỏ và có tính chất phóng tác, tự do hơn so
với những hình thức lớn truyền thống cổ điển, l•ng mạn.
1.2. ảnh hưởng của âm nhạc thế kỷ XX đối với nghệ thuật
biểu diễn kèn Hautbois
Những biến đổi
trong quan niệm sáng tác dẫn tới việc mở rộng, phát triển, đôi lúc đi ngược hẳn
với luật lệ, nguyên tắc sáng tác của những thế kỷ trước. Những thay đổi về ngôn
ngữ cũng như thủ pháp sáng tác đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành những
kỹ năng biểu diễn mới nhằm phục vụ cho việc thể hiện những tác phẩm thế kỷ XX.
Vị thế của kèn Hautbois trong độc tấu, hòa tấu thính phòng cũng như trong dàn
nhạc giao hưởng đã được nâng cao rõ rệt từ thế kỷ XIX và càng trở nên quan
trọng trong thế kỷ XX. Nhờ sự phong phú và đa dạng của các khuynh hướng âm
nhạc, các trường phái âm nhạc thế kỷ XX mà những kỹ năng diễn tấu kèn Hautbois được
nâng lên rõ rệt trong các tác phẩm độc tấu, hòa tấu và nhất là trong các tác
phẩm giao hưởng.
1.2.1. Những đặc điểm mới của âm nhạc thế kỷ XX trong
nghệ thuật biểu diễn kèn Hautbois
a) Phát hiện những đặc điểm mới là tạo cơ sở nền tảng cho
nghệ thuật biểu diễn kèn Hautbois.
b) Mối quan hệ tương
tác giữa kế thừa truyền thống cổ điển - l•ng mạn và kỹ thuật diễn tấu kèn
Hautbois thế kỷ XX
1.2.2. Những đặc điểm mới tác động tới sự hình thành kỹ
thuật diễn tấu trên kèn Hautbois.
Tại các quốc gia có nền âm nhạc phát triển, tỷ lệ bài thế
kỷ XX chơi trong giáo trình giảng dạy kèn Hautbois tại các nhạc viện lên tới
40% - 60. Sự hình thành những ngôn ngữ và thủ pháp sáng tác mới của các nhạc sĩ
thế kỷ XX đã có ảnh hưởng trực tiếp tới cách ghi nhạc, phương pháp diễn tấu các
nhạc cụ phương Tây trong đó có kèn Hautbois. Sự ảnh hưởng to lớn này được coi
như có tác động giúp cho sự hình thành các kỹ năng biểu diễn kèn Hautbois mới
trên toàn thế giới.
1.3. Một số vấn đề về phương pháp diễn tấu
Đối với các nghệ sĩ kèn Hautbois, để có thể chơi tốt các
tác phẩm thế kỷ XX, việc trước hết là phải có một vốn hiểu biết về thời đại, về
tác giả và tác phẩm. Để thể hiện được những tác phẩm đương đại, họ cần chuyển
hóa được nội dung âm nhạc qua các kỹ thuật biểu diễn đặc trưng mà các thời kỳ
âm nhạc trước đây chưa xuất hiện. Sự sáng tạo mới trong những kỹ thuật diễn tấu
kèn Hautbois thực sự là một trong những đóng góp cho nghệ thuật biểu diễn trên
phạm vi toàn thế giới.
1.3.1. Những nền tảng cơ bản tác động tới sự hình thành
kỹ thuật diễn tấu kèn Hautbois thế kỷ XX
Chúng tôi cho rằng sự kế thừa trong quá trình phát triển
của nghệ thuật âm nhạc bao gồm không chỉ trong lĩnh vực sáng tác âm nhạc mà nó
còn ảnh hưởng rõ rệt trong lĩnh vực biểu diễn âm nhạc trong đó có nghệ thuật
biểu diễn các tác phẩm thế kỷ XX viết cho kèn Hautbois. Những nền tảng kỹ thuật
mang tính cơ bản của thời kỳ tiền cổ điển, cổ điển và l•ng mạn vẫn là gốc cho
việc tìm đến những kỹ thuật mới trong âm nhạc thế kỷ XX.
1.3.2. Những đặc điểm mới trong phơương pháp diễn tấu
Cùng với cách ghi mới, nhạc sĩ sáng tác yêu cầu người
nghệ sĩ biểu diễn kèn Hautbois có những cách thể hiện mới. Thường ở những trang
đầu của một tác phẩm thế kỷ XX hay xuất hiện những mảng chú giải cách chơi của
các nhạc sĩ sáng tác.
a) Những đặc
điểm mới về hơi trong phương pháp diễn tấu:
Kỹ thuật về hơi có một ý nghĩa nền tảng trong nghệ thuật
chơi kèn nói chung và trong kèn Hautbois nói riêng. Trong cách lấy hơi chúng ta
thấy có nhiều phương pháp khác nhau như: lấy hơi ngực, lấy hơi ngực kết hợp nhẹ
với cơ hoành cách, lấy hơi bụng - cơ hoành… Lấy hơi cùng với sử mở rộng của eo
lưng và hai bên lườn.Kỹ thuật hơi còn bao hàm cả về lấy hơi, giữ hơi và nhả hơi.
Những sự kết hợp giữa các phương pháp lấy hơi, giữ hơi và nhả hơi sẽ tạo nên
nghệ thuật biểu diễn kèn Hautbois ở trình độ cao.
Kỹ thuật truyền hơi: Trong âm nhạc thế kỷ XX, chúng ta có
thể tham khảo cách truyền hơi trong bản Concerto của R. Strauss.
b) Những đặc
điểm về kỹ thuật bấm ngón:
Khi diễn tấu những tác phẩm thế kỷ XX thường hay phát
sinh ra những vấn đề về hệ thống ngón
bấm. Đối với kèn Hautbois các thế bấm
khác nhau tạo nên những màu sắc âm thanh khác nhau, điều này phục vụ rất đắc
lực cho việc chọn màu sắc âm thanh của các nghệ sĩ khi dựng bài mới.
c) Những đặc
điểm mới về kỹ thuật sử dụng lưỡi:
Khi chơi một tác phẩm thế kỷ XX với tốc độ cao thì sự kết
hợp nhuần nhuyễn của ngón và lưỡi. Kỹ thuật
“rung lưỡi” và “rung cuống họng” cũng xuất hiện.
d) Một số phương
pháp tạo âm sắc mới:
Trong kỹ thuật chơi các tác phẩm thế kỷ XX viết cho kèn
Hautbois còn yêu cầu phải chơi “láy rền” (Trilla) một âm và hai âm. Chơi kèn
Hautbois cùng lúc hai chiếc dăm kèn, dùng các loại vật liệu như giấy, vải..
chặn âm vang của loa. Kỹ thuật này tạo ra âm thanh khác với âm thanh bình thường,
tiếng nhỏ hơn, rè hơn tạo nên một màu sắc đặc biệt (không giống với hiện tượng
chơi Sourdino) của kèn đồng.
1.3.3. Một vài nét về các tác phẩm Việt Nam viết cho kèn
Hautbois
Những tác giả Việt Nam sáng tác cho kèn Hautbois của giai
đoạn đầu như Hoàng Vân, Hoàng Dương, Ngọc Linh… đã để lại cho chúng ta nhiều
tác phẩm nổi tiếng và được sử dụng như những tác phẩm kinh điển trong giáo
trình giảng dạy kèn Hautbois tại HVÂNQGVN.Sau đây là một trích dẫn về chủ đề
của tác phẩm Chủ đề và biến tấu cho kèn Hautbois và Piano của nhạc sĩ Hoàng Dương
:
Tác phẩm Tiếng khèn phiên chợ của nhạc sĩ Hoàng Vân cũng là một tác phẩm
phát triển dân ca Mông. Nhạc sĩ đã biến tấu
trên âm hưởng của cây khèn nhằm diễn đạt một phiên chợ vùng cao … Bên cạnh những nhạc sĩ nói trên, chúng ta còn
phải kể tới các nhạc sĩ sáng tác theo phong cách âm nhạc đương đại như : Tôn
Thất Tiết, Đỗ Hồng Quân, Nguyến Phúc Linh…
Trong chương II. tác phẩm Petit Suite cho Hautbois và
Piano của nhạc sĩ Phúc Linh mới sáng tác gần đây (2010) chúng ta thấy xuất hiện
những chùm hợp âm trên kèn Hautbois (Double harmonic).
Tiểu kết chương một
Việc nghiên cứu các tác giả và tác phẩm thế kỷ XX viết
cho kèn Hautbois là điều cần thiết nhằm phục vụ cho việc phát triển kỹ thuật
diễn tấu và khả năng biểu hiện của kèn Hautbois. Những thủ pháp sáng tác mới
của các nhà soạn nhạc thế giới đã tạo nên những vấn đề mà người nghệ sĩ kèn
Hautbois cần phải nghiên cứu và đưa vào sử dụng trong các phòng hòa nhạc. Nhiều
kỹ năng và sự thể hiện mới được hình thành và phát triển trong suốt thế kỷ XX đã
nâng kỹ thuật diễn tấu kèn Hautbois lên một tầm cao mới. Là một nghệ sĩ biểu
diễn kèn Hautbois đồng thời là một giảng viên lâu năm, chúng tôi cho rằng việc
nghiên cứu những vấn đề mới nói trên là hết sức quan trọng trong nghề nghiệp
của bản thân.
Trong chương trình giảng dạy kèn Hautbois của những nhạc
viện nổi tiếng thế giới, tỷ lệ bài thế kỷ XX chiếm tới 40 đến 60%. Vì vậy việc
nghiên cứu mang tính khoa học cao những tác phẩm thế kỷ XX viết cho kèn
Hautbois là nhằm bổ xung và xây dựng một giáo trình kèn Hautbois có tầm khu vực
và từng bước hội nhập được với trình độ quốc tế. Nhìn về tương lai gần, chúng
ta sẽ cử các sinh viên kèn Hautbois xuất sắc đi tham dự các Concours quốc gia
và quốc tế. Việc chuẩn bị cho các em một kiến thức cũng như những kỹ năng diễn
tấu các tác phẩm thế kỷ XX là điều cần thiết.
Chương hai : Âm nhạc thế kỷ XX – phương pháp tiếp cận
trong nghệ thuật biểu diễn kèn Hautbois
2.1.Tổng quan về những đặc điểm mới của tác phẩm âm nhạc
thế kỷ XX trong nghệ thuật biểu diễn kèn Hautbois
Chúng ta đang bước sang thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI.
Các nghệ sĩ kèn Hautbois cố gắng tìm ra những đặc trưng của âm nhạc thế kỷ XX
nhằm mục đích bổ xung cho chương trình biểu diễn độc tấu, hòa tấu và dàn nhạc
của bản thân. Các nhà sư phạm cũng tìm ra cho mình một phương pháp tiếp cận mới
nhằm thể hiện được chính xác tư duy của các tác giả và hình tượng của các tác
phẩm mới nhằm mục đích truyền thụ lại cho thế hệ trẻ những tinh hoa âm nhạc thế
kỷ XX của nhân loại.
2.1.1. Phát hiện
những đặc điểm mới của tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX là tạo cơ sở nền tảng cho
nghệ thuật biểu diễn kèn Hautbois thế kỷ XXI
Trong nhiều tính chất khác nhau của âm nhạc thế kỷ XX,
chúng tôi xin được phép đi sâu vào một số vấn đề, đó là về “tính độc lập”,
“tính không xác định”, “tính so sánh đối lập” trong những đặc điểm nổi bật của
kỹ thuật diễn tấu kèn Hautbois.
a) “Tính độc
lập”: “Tính độc lập” của các bậc âm được thể hiện rõ nét ở các điệu thức ngũ
cung, toàn cung và 12 âm. Như vậy, trong những đặc điểm của âm nhạc thế kỷ XX,
người nghệ sĩ kèn Hautbois cần phải làm quen với “Tính độc lập” của các bậc âm
trong các thang âm nói trên. Việc đánh giá âm chuẩn ở đây mang đậm tính thẩm mỹ
hơn là độ chuẩn âm thanh mang tính kỹ thuật đơn thuần.
b) “Tính không xác định”:
“Tính không xác định” được thể hiện những trường hợp sau:
- Khi tác phẩm được viết theo thủ pháp sáng tác “Đa điệu tính” hoặc “Vô điệu
tính”.- Khi tác phẩm không cấu trúc theo các hình thức âm nhạc truyền thống (ba
đoạn đơn, ba đoạn phức...) mà theo hình thức tự do hoặc theo dạng tiểu phẩm
(pieces) có biến tấu)...- Âm nhạc được phát triển từ những Motive độc lập,
không có cấu trúc chủ đề rõ ràng...- Âm nhạc được “sắp xếp” theo dạng “Âm nhạc
sơ đồ” hoặc “Âm nhạc ngẫu nhiên...”- Âm nhạc được cấu trúc với nhiều âm trì tục
hoặc nhóm âm trì tục và được diễn tấu tính theo giây hoặc phút...
c) “Tính so sánh đối lập”:
“Tính so sánh đối lập” tạo nên “tính đột biến” trong kỹ
thuật diễn tấu và trong nghệ thuật thể hiện cảm xúc âm nhạc trong quá trình
biểu diễn các tác phẩm thế kỷ XX trên kèn Hautbois. ảnh hưởng của tính đột biến
trong tiến hành giai điệu, trong sự thay đổi về luật nhịp cũng như trong cường độ
và màu sắc âm thanh trong các tác phẩm thế kỷ XX đã tạo ra một sự phong phú, đa
dạng trong kỹ thuật cũng như trong nghệ thuật biểu diễn kèn Hautbois.
2.1.2. Những đặc điểm tác động tới sự hình thành kỹ thuật
diễn tấu kèn Hautbois trong thế kỷ XX.
a) “Tính độc lập và tính không xác định và ảnh hưởng của
nó tới phương pháp tạo âm trên kèn Hautbois”
b) “ảnh hưởng của tính đột biến trong tiến hành giai điệu”
c) “Tính so sánh đối lập về cường độ âm thanh và ảnh hưởng
của nó tới những kỹ thuật cơ bản về hơi”
d) “Tính so sánh đối lập về màu sắc âm thanh và những kỹ
thuật diễn tấu mới”
2.1.3. Mối quan hệ tương tác giữa kế thừa truyền thống cổ
điển - l•ng mạn và kỹ thuật diễn tấu kèn Hautbois thế kỷ XX
a) “Sự phát triển kỹ thuật diễn tấu kèn Hautbois trên cơ
sở kế thừa truyền thống”
b) “Những ảnh hưởng của truyền thống cổ điển và l•ng
mạn”.
c) “Phát hiện những đặc điểm mới theo phương pháp so
sánh”.
2.2. Phương
pháp tiếp cận qua một số thành tố âm nhạc thế kỷ XX tại Việt Nam
Tác phẩm âm nhạc được nhạc sĩ sáng tác sáng tạo nên. Người
nghệ sĩ kèn Hautbois cần phải trung thành với ý tưởng cũng như tư duy của nhạc
sĩ sáng tác, nhưng họ cũng lại có nhiệm vụ phải tiếp tục sáng tạo trong nghệ
thuật biểu diễn để đưa tác phẩm đó vào cuộc sống âm nhạc của x• hội.
2.2.1. Phương pháp tiếp cận qua những thang âm, quãngvà
hoà âm mới
Những vấn đề mới về kỹ thuật trong diễn tấu thang âm, điệu
thức
Trong tác phẩm
Nocturnes của Debussy có sử dụng loại thang toàn cung :
Tác phẩm Sequenza VII per Oboe solo của Luciano Berio là
một ví dụ về dạng âm nhạc vô điệu tính. Một ví dụ khác về cấu trúc âm nhạc theo
lý thuyết âm trục (Tác phẩm Petite Suite viết cho Hautbois và Piano của nhạc sĩ
Phúc Linh - 2010).
Những vấn đề mới về quãngtrong kỹ thuật diễn tấu
Chúng ta có thể tìm thấy trong các tác phẩm thế kỷ XX viết
cho kèn Hautbois những đặc trưng sau :
- Những quãngnhảy
xa trên hai quãngtám.
- Những quãngnhảy
xa kết hợp với quãngnhảy gần.
- Các quãngnhảy
được tiến hành liên tục.
- Các quãngnhảy
được tiến hành liên tục và ở tốc độ nhanh...
Độ khó của các kỹ thuật nhảy quãngnói riêng chính là điểm
mới trong nghệ thuật diễn tấu kèn Hautbois hiện nay. Ngoài những kỹ thuật diễn
tấu nói trên, chúng ta còn thấy xuất hiện những kỹ thuật mới : - Kỹ thuật: Nhấn
(accents) bằng cách ngậm môi chặt hơn bình thường:
- Kỹ thuật: Chơi cao hơn 1/4 cung (bằng cách ngậm dăm sâu
hơn bình thường)
Những kỹ thuật này chưa thấy xuất hiện trong các tác phẩm
cổ điển và l•ng mạn, đây là một số kỹ thuật đặc trưng của âm nhạc thế kỷ XX
viết cho kèn Hautbois.
Những vấn đề mới về hòa âm trong kỹ thuật diễn tấu
Từ sự phân tích chu đáo về hòa âm, chúng ta có thể phân
câu tốt, có thể dẫn dắt giai điệu đi từ mở đầu đến phát triển câu nhạc và kết
thúc câu nhạc. Sự hiểu biết sâu sắc về hòa âm của các nghệ sĩ kèn Hautbois sẽ
giúp họ tìm ra được cách thể hiện màu sắc của âm thanh, cách thể hiện những xúc
cảm âm nhạc phù hợp với ý tưởng của nhạc sĩ sáng tác. - Trong tác phẩm Gongan
for Hautbois và Piano của Yii Kah Hoe:
- Cũng trong tác phẩm nói trên, phải chơi hợp âm có 3 nốt
ở sắc thái rất to ff:
- hoặc phải chơi ngân dài một hợp âm 3 nốt ở sắc thái rất
to fff và ngân dài
- hoặc chơi hợp âm đồng thời sử dụng kỹ thuật rung lưỡi:
Các tác phẩm thế kỷ XX viết cho kèn Hautbois chúng ta còn
thấy sự xuất hiện của các chùm âm mới. Xem một tác phẩm mới của nhạc sĩ Phúc
Linh trong chương hai trong Petite Suite cho kèn Hautbois và Piano – 2010.
2.2.2. Phương pháp
tiếp cận với thế giới giai điệu mới
Phương pháp tiếp cận đối với giai điệu theo kiểu truyền
thống
a) Phương pháp này chủ yếu tiếp cận với âm nhạc chủ điệu :
Chúng ta có thể tham khảo tác phẩm Six Metamorphoses
after Ovid cho Hautbois solo của Benjamin Britten, Op, 40 :
Chúng ta cũng có thể tham khảo tính nghịch trong tiểu
phẩm của Prabow :
b) Phương pháp diễn tấu dựa theo các âm thuận và âm
nghịch
c) Vấn đề
sức hút, chủ âm, cảm âm
Phương pháp tiếp cận đối với âm nhạc vô điệu tính
a) Phương pháp
tiếp cận giai điệu dựa trên những âm ngân dài
b) Phương pháp thể hiện những âm bắt đầu và kết thúc câu,
ý nhạc
Tác phẩm Cinq Pieces pour Hautbois et Piano của nhạc sĩ
Tôn Thất Tiết là một tác phẩm mang tính kinh điển cho tất cả các nhạc viện trên
thế giới. Chúng ta tiếp tục theo dõi cách kết thúc chương nhạc của tác phẩm nói
trên của nhạc sĩ Tôn Thất Tiết :
c) Phương pháp
tiếp cận giai điệu dựa trên mối tương tác đa chiều của quãngâm thanh, tiết tấu,
nhịp điệu và cường độ.
Phương pháp tiếp cận đối với dạng tác phẩm cấu trúc theo
mảng và các mảng so sánh màu sắc. Ví dụ : (Tác phẩm Sequenza VII per Oboe solo
của Luciano Berio)
Sự phân hai mảng với những âm trong mảng 1 là những nốt
ngân tự do và trong mảng 2 là những chùm âm móc tam với những quãngnhảy khá xa
tạo nên sự so sánh độc đáo giữa hai mảng âm thanh. Về âm trì tục chúng ta có
thể tham khảo tác phẩm “Gongan for oboe and piano” của Yii Kah Hoe:
Trong tác phẩm “Gongan for oboe and piano” của Yii Kah
Hoe còn xuất hiện các kỹ thuật sau : - Glissando lên nốt cao nhất (tùy theo khả
năng của người nghệ sĩ kèn Hautbois):
- Ngân dài nốt si giáng sau đó kết thúc bằng âm thanh của
tiếng đập lưỡi vào dăm kèn. (tác phẩm “Gongan for oboe and piano” của Yii Kah Hoe)
2.2.3. Một số vấn đề về phương pháp tiếp cận trong tiết
tấu - nhịp điệu và tốc độ
Trong các tác phẩm của các nhạc sĩ thế kỷ XX viết cho kèn
Hautbois nhiều thủ pháp sáng tác với những dạng tiết tấu và nhịp điệu khác
nhau. Chúng ta có thể tham khảo tác phẩm Solo của Friedrich Goldmann sáng tác năm
1972, nốt "mi" được trích dẫn bên dưới có thêm những ký hiệu kéo dài
(một gạch ngang kéo dài chỉ độ ngân của nốt ) khoảng 20 giây. (Xem phụ lục).
Cũng trong tác phẩm nói trên nghệ sĩ kèn Hautbois lại có thể chơi câu nhạc này
với một tốc độ nhanh nhất có thể :
Âm nhạc thế kỷ XX xuất hiện hiện tượng kỹ thuật chơi tốc độ
nhanh dần, chromatic glissado... (Tác phẩm Gongan for oboe and piano của Yii Kah
Hoe):
Cũng có những tác phẩm có sự thay đổi về luật nhịp như
tác phẩm After Syrinx 1 của Richard
Rodney Bennett :
Trong cùng một câu nhạc, chúng ta thấy có sự xuất hiện
của nhịp 2/4, 3/16, 2/8, 3/16 và 4/4… Luật nhịp được thay đổi liên tục, phức
tạp trong tác phẩm After syrinx I for oboe and piano của Richard Rodney Bennett
(1982)
2.3. Một số kỹ
thuật đặc biệt trong nghệ thuật biểu diễn kèn Hautbois thế kỷ XX
2.3.1. Kỹ thuật diễn tấu nốt cực ngắn, nhảy qu•ng, chuyển
đổi tốc độ
Trong tác phẩm Monologo piccolo của nhạc sĩ Friedrich
Schenker (1976) chúng ta thấy xuất hiện những quãngnhảy xa với âm thanh rất
gọn, ngắn :
Ngoài ra, còn có những ký hiệu chuyển đổi tốc độ chậm
dần, nhanh dần như trong tác phẩm Fragment của nhạc sĩ Friedrich Goldmann sáng
tác năm 1977 :
Trong những ký hiệu về Tempo, chúng ta còn thấy những ký
hiệu mới xuất hiện trong tác phẩm Vier Kommentare của nhạc sĩ Karl Ottomar
(1976).
Ngoài những kỹ thuật trên, chúng ta còn thấy xuất hiện
những dạng kỹ thuật mới, đó là dạng Trille đúp (Double Trills) :
2.3.2. Những đòi hỏi kỹ thuật mới về cường độ âm thanh
Chúng ta h•y xem xét tác phẩm Vier Stucke (4 piece) của
Ernst Krenek Nhịp 19 sử dụng kỹ thuật Doub trills và ở nhịp 26, 27 sử dụng kỹ
thuật hợp âm và trills hợp âm.
2.3.3. Phương pháp tiếp cận màu sắc âm thanh
Trong kỹ thuật diễn tấu các tác phẩm thế kỷ XX, kèn
Hautbois còn có kỹ thuật đập lưỡi. Kỹ thuật này sử dụng mặt lưỡi đập vào dăm
kèn có hơi thổi kèm theo. Hơi phả ra trước rồi sau mới đập lưỡi vào dăm tạo nên
âm thanh tương tự như chơi đàn Krông Pút. Sau đây là một số kỹ thuật tạo màu
sắc âm thanh: Những màu sắc tạo nên do sự hoạt động khác nhau của môi ; Những
màu sắc tạo nên do sự hoạt động khác nhau của ngón bấm ;Những màu sắc tạo nên
do sự hoạt động khác nhau của hơi
Tiểu kết chương hai
Chúng ta cần
nghiên cứu một cách bài bản các tác giả và tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX để
từ đó chuyển hóa vào trong nghệ thuật biểu diễn kèn Hautbois. Một trong những đặc
điểm quan trọng trong ngôn ngữ âm nhạc thế kỷ XX là yếu tố kỹ thuật mới hàm
chứa trong tác phẩm được hình thành mà chưa từng xuất hiện trong các thời kỳ âm
nhạc trước đây. Sự thống kê và tổng kết các kỹ thuật diễn tấu mới và từng bước
làm quen, tìm hiểu thực tế trên kèn Hautbois sẽ đem đến những kỹ năng cụ thể để
giải quyết các vấn đề kỹ thuật xuất hiện trong tác phẩm mới.
Chương ba ; Một số vấn đề về việc giảng dạy tác phẩm âm
nhạc thế kỷ XX cho kèn Hautbois tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
3.1. Đào tạo kèn Hautbois tại Học viện Âm nhạc Quốc gia
Việt Nam
3.1.1. Những vấn đề về giáo trình kèn Hautbois
Những vấn đề về giáo trình kèn Hautbois trơước đây
Sự bổ xung tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX là một nhu cầu tất
yếu
Để tiếp cận và đưa các tác phẩm thế kỷ XX viết cho kèn
Hautbois vào giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam chúng ta cần
khẳng định rằng quá trình đào tạo là rất quan trọng. Quá trình đào tạo này bao
gồm :
a) Quá trình
tự đào tạo của người thầy
b) Quá trình
người thầy hướng dẫn cho sinh viên
c) Quá trình
người sinh viên tự nghiên cứu và sáng tạo…
Những lợi ích của việc giảng dạy tác phẩm âm nhạc thế kỷ
XX
3.1.2. Tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX và vấn đề đào tạo kèn
Hautbois
Sự đa dạng về phong cách tác giả, tác phẩm
Sự cần thiết của việc nghiên cứu tác giả, tác phẩm âm
nhạc thế kỷ XX
3.1.3. Vài nét về các tác phẩm xuất xứ từ những khu vực
khác nhau trên thế giới
Những tác phẩm thế kỷ XX Nga và Đông Âu;Những tác phẩm
thế kỷ XX Tây Âu và Bắc Mỹ; Về một số tác phẩm Việt Nam viết cho kèn Hautbois
3.2. Giảng dạy các tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX cho sinh
viên kèn Hautbois
Tiến trình tiếp cận những tác phẩm thế kỷ XX này được
tiến hành qua 7 bước
3.2.1. Tầm quan trọng của việc giảng dạy tác phẩm thế kỷ
XX cho kèn Hautbois
3.2.2. Định hướng cho học sinh kèn Hautbois tiếp cận với
tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX
3.2.3. Phân loại – dàn dựng các tác phẩm âm nhạc thế kỷ
XX
a) Việc phân loại các tác phẩm thế kỷ XX (Tiêu chí về độ
khó, về kỹ thuật của tác phẩm, Tiêu chí về trường phái và thời kỳ âm nhạc, Tiêu
chí về ngôn ngữ âm nhạc)
b) Việc dàn dựng những tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX cho kèn
Hautbois.
3.2.4. Các giải pháp sư phạm trong giảng dạy các tác phẩm
âm nhạc thế kỷ XX
Người giảng viên kèn Hautbois Việt Nam phải có từng bước đi
trong việc thực hiện những giải pháp sư phạm đối với sinh viên của Học viện Âm
nhạc Quốc gia Việt Nam.
Đó là các bước đi:
a) Giới
thiệu các tác phẩm thế kỷ XX thông qua băng, đĩa nhạc.
b) Nghe tác
phẩm thông qua đĩa CD, DVD đồng thời theo dõi bản nhạc.
c) Người
thày giúp các em sinh viên tiếp cận được với tác phẩm thông qua việc giải thích
về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, ý nghĩa triết học, văn học và hình
tượng âm nhạc của tác phẩm.
d) Người
thầy lưu ý trước cho sinh viên về những khó khăn về kỹ thuật mới trong tác phẩm
và bước đầu gợi ý về cách khắc phục, cách tập luyện.
e) Gợi sự tò
mò, tìm hiểu và nghiên cứu của sinh viên đối với tác phẩm.
f) Tạo nên
sự yêu thích và lòng say mê phát hiện những cái mới, ý thức sáng tạo trong nghệ
thuật biểu diễn tác phẩm Hautbois thế kỷ XX của thế giới và của Việt Nam.
g) Giới
thiệu những phương pháp tập luyện và tiến hành tổ chức biểu diễn.
3.3. Bổ xung tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX cho giáo trình
giảng dạy kèn Hautbois tại HVÂNQGVN
Việc bổ xung tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX cho giáo trình
giảng dạy kèn Hautbois là một nhiệm vụ cấp thiết, phải được tiến hành với hàm lượng
khoa học cao. Tiến trình thực hiện một cách hoàn chỉnh đòi hỏi một thời gian
khá dài. Việc thu thập tư liệu giảng dạy, việc cử các sinh viên và giảng viên đi
tu nghiệp, học tập tại các trung tâm âm nhạc hàng đầu thế giới cũng là việc làm
quan trọng và cần thiết.
Chúng ta có thể quan sát biểu đồ sau để thấy được vị trí
của xiệc xây dựng giáo trình tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX cho kèn Hautbois với
các mối tương tác khác nhau:
Trong các chương trình giảng dạy của Học viện Âm nhạc
Quốc gia Việt Nam cũng có những mối quan hệ qua lại ảnh hưởng tới việc hình
thành, phát triển giáo trình tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX:
3.3.1. Những Giáo trình Etudes kỹ thuật thế kỷ XX viết
cho kèn Hautbois
Những Giáo trình kỹ thuật thế kỷ XX viết cho kèn Hautbois
bao gồm những cuốn sách giáo khoa, tuyển tập Etudes và những tác phẩm đậm chất
kỹ thuật cao. Hệ thống Etudes thế kỷ XX được hình thành trong những thập kỷ
cuối của thế kỷ XX với những bảng chỉ dẫn chi tiết về cách ghi nhạc cũng như
cách chơi những ký hiệu đó. Hệ thống ký hiệu được thống nhất từ các nhạc sĩ
sáng tác đến các nhà nghiên cứu sư phạm kèn Hautbois và được chuyển giao một
cách khoa học cho các sinh viên và nghệ sĩ muốn tiếp cận với những tác phẩm thế
kỷ XX này. Những cuốn sách Etudes này thường được các Giáo sư tại các nhạc viện
danh tiếng trên thế giới sáng tác và biên soạn.
3.3.2. Bổ xung tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX cho giáo trình
kèn Hautbois tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
a) Bảng so
sánh tác phẩm các thời kỳ trước với thế kỷ XX những năm gần đây :
Tác phẩm ĐH1 ĐH 2 ĐH
3 ĐH 4
Tổng số tác phẩm 84 113 109 59
Số tác phẩm các thời kỳ âm nhạc trước 50 54 50 23
Tác phẩm cận hiện đại 34 59 59 36
Tỷ lệ % 40,4% 52,2% 54,1% 61%
b) Bảng so
sánh tác phẩm các thời kỳ trước với thế kỷ XX của những năm 1990
Tác phẩm ĐH1 ĐH 2 ĐH
3 ĐH 4
Tổng số tác phẩm 19 23 20 15
Số tác phẩm các thời kỳ âm nhạc trước 12 15 16 10
Tác phẩm cận hiện đại 7 8 4 5
Tỷ lệ % 36,8% 34,7% 20% 33,3%
c) Bảng so
sánh tác phẩm thế kỷ XX với các tác phẩm
thời kỳ trước.
Etuede TP.Việt Nam Sách
lý luận Tuyển tập Etuede Tác phẩm
Giáo
trình 1990 Những năm
gần đây Giáo trình 1990 Những năm
gần đây Giáo trình 1990 Những năm
gần đây Giáo trình 1990 Những năm
gần đây Giáo trình 1990 Những năm
gần đây
Tổng số 6 0 4 9 0 5 2
(18 bài) 8
(90 bài) 27 124
Cận, hiện đại 0 10 1 6 0 3 0 2
(9 bài) 9 64
Tỉ lệ % 0% 62,5% 25% 66,6% 0% 60% 0% 10% 33,3% 51.6%
3.3.3. Giáo trình Đại học kèn Hautbois (phần thế kỷ XX )
Trong kho tàng các tác phẩm thế kỷ XX viết cho kèn
Hautbois mà chúng tôi sưu tầm được có thể chia thành bốn phần quan trọng. Đó là
:
a) Những tác
giả thế kỷ XX Đức tiêu biểu
b) Những tác
giả thế kỷ XX Pháp tiêu biểu
c) Những tác
giả thế kỷ XX từ các quốc gia khác
d) Những tác
giả Việt Nam thế kỷ XX
Về cách sắp xếp cho từng tác phẩm vào từng năm, chúng tôi
không áp dụng một cách máy móc. Có những tác phẩm sinh viên từ năm thứ nhất đến
năm thứ 3 có thể tiếp cận và học tập. Nhưng cũng có tác phẩm sinh viên phải từ
năm thứ hai trở lên mới có thể được học. Trong những biểu sắp xếp vào giáo
trình đại học kèn Hautbois dưới đây chúng tôi sẽ sắp xếp theo quan niệm nói
trên.
3.3.4. Bổ xung các tác phẩm thế kỷ XX cho Giáo trình hoà
tấu và mẫu thi tốt nghiệp kèn Hautbois
a) Giáo trình hòa tấu thính phòng
b) Giảng dạy những trích đoạn khó trong dàn nhạc
c) Xây dựng mẫu tác phẩm thi tốt nghiệp đại học kèn
Hautbois(xem phụ lục)
Tiểu kết chương ba
Trong chương ba, chúng tôi muốn đi tới một vấn đề cụ thể
và thiết thực, đó là việc bổ xung các tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX cho giáo trình
đào tạo kèn Hautbois tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Giáo trình này được
bố trí, sắp xếp một cách tương đối khoa học nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong
thực tế giảng dạy tại Học viện.
Những bài chuẩn trong chương trình thi tốt nghiệp đại học
là một minh chứng sắc nét cho việc hội nhập của công tác đào tạo chuyên ngành
Hautbois với khu vực và quốc tế. Việc xây dựng và áp dụng giáo trình mới vào
thực tiễn giảng dạy là một quá trình khó khăn và dài lâu những chắc chắn chúng
ta sẽ thành công rực rỡ.
Kết luận
Âm nhạc thế kỷ XX được hình thành với những khuynh hướng,
phong cách khác nhau đã có ảnh hưởng lớn tới nghệ thuật diễn tấu của các nhạc
cụ phương Tây trong đó có kèn Hautbois.Trên thực tế, nghệ thuật biểu diễn kèn
Hautbois đã có những bước phát triển đột phá nhờ kho tàng các tác phẩm âm nhạc
thế kỷ XX nói trên. Những nghiên cứu của các nhà sư phạm về các tác phẩm âm
nhạc thế kỷ XX đã được tiến hành một cách khoa học và bài bản nhằm bổ xung thêm
những kỹ thuật mới cho nghệ thuật biểu diễn và giảng dạy kèn Hautbois trên phạm
vi toàn thế giới. Luận án đề cập tới những vấn đề về các tác giả và tác phẩm
thế kỷ XX viết cho kèn Hautbois nhằm đưa ra một cách nhìn tổng quan về những
tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX viết cho kèn Hautbois. Việc phân loại những tác phẩm
thế kỷ XX viết cho kèn Hautbois được tiến hành theo những tiêu chí về độ khó kỹ
thuật của tác phẩm, và về ngôn ngữ âm nhạc.
Thông qua việc
phân tích những ngôn ngữ mới trong các tác phẩm thế kỷ XX viết cho kèn
Hautbois, tác giả luận án có cơ hội tổng kết được những vấn đề về nghệ thuật
biểu diễn các tác phẩm thế kỷ XX viết cho kèn Hautbois. Đối với các quốc gia có
nền âm nhạc thế kỷ XX phát triển, quy trình nghiên cứu và dàn dựng những dạng
tác phẩm nêu trên được coi như điều bắt buộc. Việc nghiên cứu về ngôn ngữ âm
nhạc thế kỷ XX như các vấn đề về qu•ng, thang âm, hòa âm, tiết tấu, nhịp điệu,
cường độ và màu sắc âm thanh là điều cần thiết để hình thành nên những kỹ thuật
diễn tấu kèn Hautbois mới. Sự tương tác đa chiều của quãngâm thanh, tiết tấu,
nhịp điệu và cường độ trong nghệ thuật biểu diễn kèn Hautbois đã đặt các nghệ
sĩ, các giáo sư và sinh viên kèn Hautbois trước một sự thử thách lớn lao trong
tiến trình đi từ những tri thức trừu tượng tới những thể hiện mang tính cụ thể
của kỹ thuật diễn tấu.
Việc nghiên cứu các tác giả và tác phẩm thế kỷ XX viết
cho kèn Hautbois là điều cần thiết nhằm phục vụ cho việc phát triển kỹ thuật
diễn tấu và khả năng biểu hiện của kèn Hautbois. Nhiều kỹ năng và sự thể hiện
mới được hình thành và phát triển trong suốt thế kỷ XX đã nâng kỹ thuật diễn
tấu kèn Hautbois lên một tầm cao mới. Việc bổ xung các tác phẩm thế kỷ XX không
chỉ nằm trong giáo trình độc tấu mà còn cần phải mở rộng ra tới lĩnh vực hòa
tấu thính phòng và hòa tấu dàn nhạc. Nhiệm vụ của người thày là phải tìm ra
những giải pháp sư phạm khác nhau nhằm đưa sinh viên tiếp cận gần hơn đối với
các tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX, khiến các em dần làm quen, và tiến tới yêu
thích những tác phẩm này.
Để có thể hội nhập được với nền âm nhạc thế giới, việc đưa
những tác phẩm thế kỷ XX vào trong giáo trình giảng dạy tại Học viện là điều
cần phải làm ngay. Tuy nhiên, việc tiến hành giảng dạy các tác phẩm âm nhạc thế
kỷ XX cho sinh viên kèn Hautbois là một quá trình đòi hỏi cả giảng viên và sinh
viên có một cách tiếp cận phù hợp.
Kiến nghị
- Thường
xuyên sưu tầm các tác phẩm thế kỷ XX mới
- Tìm hiểu
và đặt mua các tuyển tập và giáo trình âm nhạc thế kỷ XX của các nhạc sĩ quốc
tế viết cho kèn Hautbois.
- Mời các
Giáo sư, nghệ sĩ kèn Hautbois nổi tiếng thế giới đến Học viện biểu diễn và
giảng dạy về các tác phẩm đương đại.
- Cử giảng
viên và các sinh viên xuất sắc trong chuyên ngành kèn Hautbois đi tu nghiệp về
nghiên cứu và dàn dựng các tác phẩm thế kỷ XX.
- Tổ chức
biểu diễn hàng năm các tác phẩm thế kỷ XX.
- Tổ chức
Hội thảo về nghệ thuật biểu diễn các tác phẩm thế kỷ XX.
- Hội nhạc
sĩ nên khuyến khích sáng tác cho khí nhạc, đặc biệt là những tác phẩm có chất lượng
cao cho chuyên ngành kèn Hautbois.
- Nên định
kỳ tổ chức các Festival tác phẩm thế kỷ XX Việt Nam.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc
HVÂNQGVN, tới các Giáo sư, Tiến sĩ và các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi
hoàn thành bản luận án này.