Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 12382442
Tin tức hoạt động Thứ sáu, 17/05/2024
Tối 10/6/2012, tại Trung tâm văn hóa TP Huế đã diễn ra lễ bế mạc Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam lần thứ I. Tổng cộng 35 huy chương vàng, bạc và 3 giải dành cho các đơn vị, cá nhân xuất sắc đã được trao.

Trước đây 5 năm một lần định kỳ, Bộ Văn hóa tổ chức các cuộc thi, liên hoan nhạc cụ truyền thống, các đối tượng tham dự chỉ là các nghệ sĩ, diễn viên của các đoàn Ca múa nhạc, các HS, SV, các đơn vị đào tạo như Nhạc viện, các trường cao đẳng, trung cấp nghệ thuật trên toàn quốc nên liên hoan lần này là lần đầu tiên mở rộng đối tượng tham gia. Ngoài các đơn vị nghệ thuật nói trên còn có các nghệ sĩ, các dàn nhạc dân tộc truyền thống thuộc lĩnh vực sân khấu kịch hát như Tuồng, Chèo, Cải lương, Ca kịch, Bài chòi... Chủ trương này đã đáp ứng được nguyện vọng của các nghệ sĩ, thông qua liên hoan có dịp được học tập, phấn đấu tập luyện nâng cao trình độ chuyên môn.

Liên hoan lần I này có 19 đơn vị nghệ thuật với gần 400 nghệ sĩ tham gia; 4 đoàn nghệ thuật Trung ương (thuộc BỘ VHTTDL), 4 đoàn của Hà Nội, 4 đoàn của Huế, 2 đoàn của Bình Định, còn lại mỗi tỉnh có 1 đoàn như Hải Dương, Thái Bình, Đà Nẵng, Trường ĐH VHNT Quân đội, Đội Thông tin Khmer Bạc Liêu. Đa số nghệ sĩ còn rất trẻ, một số nhỏ có độ tuổi trung niên, đặc biệt có một số nghệ nhân và nghệ sĩ cao tuổi tham gia.

Trong 19 chương trình có 100 tiết mục gồm các thể loại độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ tuyệt, hòa tấu... Hình thức biểu diễn rất phong phú, đa dạng. Một số tiết mục được phụ họa bằng hát đơn ca hoặc tốp ca, phụ họa bằng múa... Có tiết mục còn có cảnh trí sân khấu tạo không gian, khung cảnh để khán giả không chỉ thưởng thức bằng nghe nhạc mà còn được xem diễn xuất sân khấu. Có tất cả 3 dòng nhạc. Chiếm nhiều nhất với tỷ lệ 70% là những làn điệu, bài bản cổ truyền được trình diễn đúng như nguyên gốc như các nghệ nhân tiền bối đã diễn. Dòng những làn điệu cổ truyền được cải biên nâng cao, phát triển chiếm 20%. Và ít nhất là những sáng tác mới kế thừa tinh hoa cổ truyền chiếm 10%. Nội dung tư tưởng của dòng 1 là trích đoạn trong các vở Tuồng, Chèo, Cải lương kinh điển... còn dòng 2 và 3 là ca ngợi đất nước, quê hương, con người Việt Nam

NSND Nhạc sĩ Trần Quý - Chủ tịch hội đồng giám khảo Liên hoan cho biết: “Chúng tôi nhận thấy trình độ biểu diễn của các nghệ sĩ khá chuyên nghiệp, hầu hết tác phẩm đều được thể hiện đầy đủ nội dung đề tài. Về âm nhạc, có 2 yếu tố cơ bản là sự chuẩn xác về cao độ âm thanh, đồng đều về tiết tấu thì các nghệ sĩ đã diễn tấu khá tốt, tuy nhiên cũng có một số nhỏ chưa đạt được yêu cầu. Kỹ thuật diễn tấu tập thể trong hòa tấu, cùng với sắc thái to nhỏ, phân câu, phân đoạn cũng rõ ràng lành mạch. Điều quan trọng là các nghệ sĩ diễn tấu có hồn, đúng phong cách đặc trưng của từng loại hình nghệ thuật, Chèo ra chèo, Tuồng ra tuồng, Cải lương ra cải lương, không lẫn lộn, lai tạp, nhất là đối với các tác phẩm nguyên gốc cổ truyền. Ở dòng nhạc sáng tác mới có nhiều tìm tòi, sáng tạo, hấp dẫn.
 
Phương pháp diễn tấu ngẫu hứng, biến hóa lòng bản của âm nhạc cổ truyền cũng được thực hiện khá thành công. Hội đồng giám khảo đã làm việc đúng quy chế của liên hoan với tinh thần thận trọng, khách quan, vô tư trong nhận xét đánh giá, cho điểm. Trước khi cho điểm chúng tôi đều trao đổi, thảo luận từng tiết mục để đạt được sự chuẩn xác".

Ban tổ chức qua liên hoan này cũng có đề xuất 2 kiến nghị là: Thứ nhất, nên tổ chức liên hoan theo định kỳ 3 năm 1 lần và nên thông báo trước 1 năm để các đơn vị nghệ thuật trong cả nước có nhiều thời gian chuẩn bị. Thời gian và địa điểm cũng cần cân nhắc để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tham gia. Thứ hai, đề nghị Bộ VHTTDL phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí để ngoài việc đưa tin còn cung cấp những thông tin về sự thành công của liên hoan này nhằm thu hút các đơn vị nghệ thuật trên toàn quốc tham giam những lần liên hoan sau.

Kết thúc chương trình, ban tổ chức đã trao 18 huy chương vàng  và 17 huy chương bạc và 3 giải khác. Các tiết mục đạt Huy chương vàng gồm Hòa tấu dàn nhạc, trích đoạn Thị Mầu - Tập thể dàn nhạc Nhà hát chèo Thái Bình; Độc tấu trống Đêm hội múa rối - NS. Phạm Đình Dũng, Nhà hát múa rối Thăng Long; Độc tấu trống Ngẫu hứng Xúy Vân - NS. Đình Cương, Nhà hát chèo Thái Bình; Độc tấu đàn bầu Nhịp điệu quê hương - NS. Phạm Tố Lan, Nhà hát múa rối Thăng Long; Song tấu trống kèn Khí tiết - NS. Thành Nam, NS Quốc Chí thuộc Nhà hát Ca múa Nhạc Thăng Long Hà Nội; Hòa tấu Bến nước đời người - Liên khúc chèo (Tải lương - Gà rừng) - Dàn nhạc Nhà hát chèo Hải Dương; Độc tấu đàn bầu Xúy Vân - Nghệ sĩ Trần Thị Hương Giang, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam; Hòa tấu dàn nhạc ngũ âm của dân tộc Khmer Âm vang ngày hội ...

Nghệ sĩ Phạm Thị Mai Huệ (đàn Tỳ Bà) giành Huy chương Bạc và Nghệ sĩ Lê Thị Ngọc Hà (đàn 36 dây) được nhận Bằng khen cho tiết mục biểu diễn hiệu quả.

(Tổng hợp)
Đầu trang
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn