Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 12108942
Những kỷ niệm xưa Thứ sáu, 29/03/2024

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ huy dàn nhạc biểu diễn bài “Kết đoàn” và hình ảnh Bác Hồ với thiếu nhi Trường Âm nhạc Việt Nam đã được ghi dấu trong lịch sử của nền âm nhạc Việt Nam nói chung cũng như lịch sử xây dựng và phát triển của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nói riêng, trở thành những ký ức không thể nào quên đối với cán bộ, giảng viên và học viên nhà trường. Giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp được xây dựng trong suốt 60 năm qua, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ngày nay đang tiếp tục phát triển về mọi mặt, xứng đáng là vườn ươm tài năng âm nhạc chất lượng, chuyên nghiệp và quy mô nhất của cả nước.

Khởi đầu từ lớp học bổ túc âm nhạc đầu tiên sau ngày giải phóng thủ đô, Trường Âm nhạc Việt Nam trong những năm tháng của thời kỳ đầu mới thành lập đã phải chuyển qua những địa điểm khác nhau ở Hà Nội hay phải sơ tán về vùng nông thôn trong thời kỳ chiến tranh. Các thế hệ thầy và trò đầu tiên của nhà trường dù sống, học tập và làm việc trong giai đoạn khó khăn, gian khổ nhất nhưng vẫn luôn nỗ lực dạy và học, cùng nhau tạo nên những “viên gạch” đầu tiên trên bước đường xây dựng sự nghiệp đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp của đất nước.

Cách đây 60 năm, tháng 10 năm 1956, khóa học đầu tiên của Trường Âm nhạc Việt Nam, nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, đã khai giảng. Đây có thể được coi như một sự khởi đầu cho lịch sử xây dựng và trưởng thành của nhà trường. Mặc dù phải trải qua một chặng đường dài đầy gian khổ, khó khăn, nhưng nó cũng mang lại nhiều ý nghĩa to lớn, tạo nên động lực phát triển mạnh mẽ để góp phần xây dựng nền âm nhạc chuyên nghiệp của Việt Nam và đào tạo các thế hệ nghệ sĩ, giảng viên có chất lượng cho đất nước. Những đóng góp của các thế hệ đi trước luôn xứng đáng được nhìn nhận, ghi nhớ, trân trọng và tôn vinh. 

Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Âm nhạc Việt Nam từ những năm đầu thành lập cho đến Học viện Âm nhạc Quốc gia ngày nay luôn gắn liền với những đóng góp và cống hiến của nhiều thế hệ giảng viên, cán bộ, sinh viên, học sinh. Những ký ức và kỷ niệm về một thời gian khó nhưng đầy sôi nổi nhiệt huyết, thể hiện trong học tập, rèn luyện, lao động, phấn đấu của những thầy cô giáo, những nghệ sĩ, những cán bộ nhiều thế hệ đi trước không chỉ gợi nhớ lại quá khứ đáng trân trọng, đáng tự hào, mà còn là động lực mạnh mẽ cho các thế hệ ngày nay của Học viện ghi nhớ và noi theo.

Những khó khăn và gian khổ mà toàn dân tộc nói chung và những giảng viên, nhạc sĩ nói riêng đã phải trải qua trong chiến tranh đã không làm nhụt chí những người nghệ sĩ. Đi suốt chặng đường dài của "một thời đạn bom, một thời hòa bình", những con người đó càng thêm vững vàng, thêm trưởng thành, đã đóng góp hết sức mình cho sự nghiệp đào tạo các thế hệ nhạc sĩ kế tiếp. Chính những người thầy, những người nghệ sĩ, nhạc sĩ, cán bộ, công nhân viên của nhiều thế hệ đã cùng chung sức xây dựng Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trong suốt 60 năm qua, để "thành công nối tiếp thành công".

Cùng với các ngành biểu diễn nhạc cụ khác, bộ môn violoncelle ngày nay của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã khai giảng khóa đầu tiên từ mùa thu năm 1956, khi Trường Âm nhạc Việt Nam ra đời. Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, bộ môn violoncelle đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, đã xây dựng được một nền móng vững chắc cho sự nghiệp giảng dạy và biểu diễn đàn violoncelle trong đời sống âm nhạc của đất nước, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về giảng dạy và biểu diễn đàn violoncelle đối với các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp và các đơn vị biểu diễn nghệ thuật trên cả nước.

Tuyển sinh là khâu đầu tiên nhưng không kém phần quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học của các cơ sở đào tạo. Tác giả bài viết chia sẻ kỷ niệm về những chuyến đi tuyển sinh tại một số địa phương của các giảng viên Trường Âm nhạc Việt Nam ngay từ khi mới thành lập. Mặc dù trong thời chiến tranh, đường xá đi lại vất vả, thậm chí cả dưới tiếng gầm rú của máy bay địch, ban tuyển sinh đã làm việc có trách nhiệm để phát hiện, chọn lựa những học sinh có năng khiếu âm nhạc đưa về đào tạo, bồi dưỡng. Những học sinh khi ra trường đã đóng góp công sức và trí tuệ vào sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam. 

Trường Âm nhạc Việt Nam, tiền thân của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ngày nay, là nơi ghi dấu rất nhiều kỷ niệm của lớp lớp các thế hệ người dạy và người học. Các thế hệ thầy trò của nhà trường dù đã trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống, dù đã trưởng thành ở khắp mọi nẻo đường của đất nước, nhưng trong tâm trí và tình cảm vẫn luôn hướng về nơi đây với những mong ước, đóng góp để cùng chung sức xây dựng Học viện Âm nhạc ngày càng phát triển, vững mạnh trên mọi phương diện.

Bà là một trong bảy người sáng lập Trường Âm nhạc Việt Nam và là người cuối cùng trong số họ vẫn kiên cường trụ lại với đời. Bà là thầy của những người thầy, đã đào tạo nhiều thế hệ giảng viên và nghệ sĩ biểu diễn piano, trong đó rất nhiều người thành danh và một vài người đã ra đi. Bà là nhân chứng sống cho lịch sử hình thành và trưởng thành của nền âm nhạc nước nhà, là minh chứng hùng hồn cho tình yêu mãnh liệt và bền bỉ dành cho âm nhạc. Giờ đây bà vẫn là nguồn khích lệ đáng kinh ngạc cho tình yêu ấy trong các thế hệ sau bằng chính hình ảnh của mình: người phụ nữ bé nhỏ bất chấp tuổi tác vẫn chơi đàn với tất cả tấm lòng, vẫn lắng nghe và dõi theo những tài năng chớm nở. Bà là nghệ sĩ, NGND. Thái Thị Liên.

English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn