Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Thông tin nghiên cứu KH
Luận án Tiến sĩ
Luận văn Thạc sĩ
Biểu mẫu đăng ký NCKH
Mẫu đăng ký GS, PGS
Giáo trình
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 12103590
Thông tin nghiên cứu KH Thứ năm, 28/03/2024
Quy định về việc cập nhật toàn bộ nội dung luận án tiến sĩ lên mạng
Các cơ sở đào tạo tiến sĩ phải lập website và cập nhật toàn bộ nội dung luận án tiến sĩ lên mạng. Đó là một số nội dung cơ bản của dự thảo quy chế đào tạo tiến sĩ do Bộ GD-ĐT vừa công bố ngày 2/3. Dự kiến quy chế này sẽ bắt đầu áp dụng từ năm 2010.

Theo dự thảo, các trường ĐH, viện nghiên cứu khoa học phải có ít nhất 5 công trình nghiên cứu khoa học hàng năm công bố trên các tạp chí khoa học, có phản biện độc lập, có uy tín ở trong hoặc ngoài nước mới được đào tạo tiến sĩ. Cơ sở này cũng phải có tạp chí khoa học ngành hoặc chuyên ngành có phản biện độc lập đối với các bài báo trước khi được đăng.

Để được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ, các trường, viện phải có ít nhất 10 cán bộ cơ hữu đạt trình độ tiến sĩ trở lên, trong đó có một GS hoặc hai PGS hoặc hai TSKH.

Các đơn vị đào tạo có trách nhiệm xây dựng trang web, công bố công khai, cập nhật và duy trì trên trang web toàn văn luận án, tóm tắt luận án, những điểm mới của từng luận án bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Hai tháng một lần, lãnh đạo các cơ sở này phải gửi báo cáo lên Bộ GD-ĐT về việc bảo vệ luận án của nghiên cứu sinh.

Bộ GD-ĐT sẽ xác định các luận án cần thẩm định theo lựa chọn ngẫu nhiên, do khiếu nại hoặc khi có nghi vấn trong quá trình đào tạo.

Những cơ sở đào tạo có từ 30% số luận án không đạt yêu cầu thẩm định trong năm sẽ bị dừng tuyển sinh năm kế tiếp, có từ 30% luận án không đạt trong 2 năm liên tiếp sẽ bị dừng thành lập hội đồng đánh giá luận án và cấp bằng tiến sĩ.

Người hướng dẫn nghiên cứu sinh phải là GS, PGS hoặc có bằng tiến sĩ ít nhất 3 năm. Đồng thời, người hướng dẫn phải có các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học công bố trong 5 năm trở lại đây.

GS hoặc TSKH được hướng dẫn cùng lúc không quá 5 nghiên cứu sinh, PGS hoặc tiến sĩ được hướng dẫn cùng lúc không quá 3 nghiên cứu sinh.

Khi 1 người hướng dẫn có 2 nghiên cứu sinh không hoàn thành luận án vì lý do chuyên môn thì sẽ tạm thời không được nhận thêm nghiên cứu sinh. Nếu có đến 3 nghiên cứu sinh không hoàn thành luận án mà không có lý do chính đáng, người hướng dẫn này sẽ không được nhận hướng dẫn nghiên cứu sinh trong thời gian ít nhất là 2 năm.

Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ đối với người có bằng thạc sĩ ít nhất là 3 năm tập trung liên tục, đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ít nhất là 4 năm tập trung liên tục. Trường hợp nghiên cứu sinh không theo học tập trung liên tục được thì tổng thời gian học và nghiên cứu tập trung phải đảm bảo quy định, trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo để thực hiện đề tài nghiên cứu.

Người dự tuyển đào tạo tiến sĩ phải có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đăng ký hoặc bằng tốt nghiệp ĐH hệ chính quy loại khá trở lên.

Người dự tuyển phải nộp một bài luận về dự định nghiên cứu, hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh GS, PGS hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành hoặc một thư giới thiệu của nhà khoa học và một thư của thủ trưởng đơn vị công tác. Người giới thiệu cần có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh.

Thí sinh phải có đủ trình độ tiếng Anh (TOEFL iBT 45 điểm, TOEFL ITP 450 hoặc IELTS 4.5 điểm trở lên) để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc tế về chuyên môn. Trường hợp vấn đề nghiên cứu của thí sinh cần đến ngoại ngữ khác như Nga, Pháp, Đức, Trung thì có thể đăng ký dự tuyển 1 trong 4 ngoại ngữ này.

Nội dung chủ yếu và các kết quả nghiên cứu của luận án phải được báo cáo tại các hội nghị khoa học toàn quốc hàng năm của ngành, được công bố ít nhất trong hai bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành có phản biện độc lập.

Những nghiên cứu sinh có kết quả các môn học, các chuyên đề tiến sĩ hoặc tiểu luận tổng quan không cao, sẽ không được tiếp tục làm nghiên cứu sinh. Những nghiên cứu sinh này nếu chưa có bằng thạc sĩ có thể được xem xét bổ sung một số học phần hoặc kết quả nghiên cứu để được cấp bằng thạc sĩ.

(Vietnamnet)
Đầu trang
Các tin khác
  Ca trù Việt Nam được UNESCO công nhận Di sản thế giới (10/01/2010)
  Chương trình hội thảo Sư phạm Âm nhạc Việt Nam - Thuỵ Điển (30/11/2009)
  Quan họ được công nhận là di sản nhân loại (01/10/2009)
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn