Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử Bộ VHTTDL
Thư điện tử Học viện
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 13544463
Tin tức hoạt động Thứ bảy, 23/11/2024

QUY CHẾ 

Đào tạo Đại học và Trung cấp 

(Ban hành kèm theo Quyết định số 762/2019/QĐ-HVANQGVN ngày 21/10/2019

của Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam)

 

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều I. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định đào tạo đại học và trung cấp hệ chính quy về tổ chức đào tạo; kiểm tra và thi học phần; thi tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp.

2. Quy chế này áp dụng đối với học sinh sinh viên (HSSV) các khóa đào tạo hệ chính quy ở các trình độ đại học và trung cấp tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (sau đây gọi tắt là Học viện), thực hiện theo niên chế với học phần.

Điều II. Chương trình đào tạo

Thực hiện theo chương trình khung đã được phê duyệt 

 

TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

 

Điều III. Thời gian và kế hoạch đào tạo

1. Học viện tổ chức đào tạo theo khóa học và năm học.

a) Khóa học là thời gian để HSSV hoàn thành một chương trình cụ thể.

b) Một năm học có 02 học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có 15 tuần thực học và 03 tuần thi, kiểm tra. Ngoài hai học kỳ chính, Giám đốc xem xét quyết định tổ chức thêm 01 học kỳ hè để HSSV chưa theo học HK chính, HSSV có các học phần bị đánh giá không đạt  ở các học kỳ chính được học lại và để HSSV học giỏi có điều kiện học vượt kết thúc sớm chương trình học tập. 

2. Căn cứ vào khối lượng kiến thức quy định cho các chương trình, Giám đốc phân bổ số học phần cho từng năm học, từng học kỳ.

a) Đầu khóa học, trường thông báo công khai về nội dung và kế hoạch học tập của các chương trình; quy chế đào tạo; nghĩa vụ và quyền lợi của HSSV.

b) Đầu mỗi năm học, trường sẽ thông báo lịch trình học của từng chương trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi các học phần.

c. Học sinh, sinh viên phải chấp hành lịch học tập do nhà trường quy định.

Điều IV. Điều kiện để học sinh, sinh viên được học tiếp, được nghỉ học tạm thời, được tạm ngừng học hoặc bị buộc thôi học

Trước khi vào năm học, nhà trường căn cứ vào số học phần đã học, điểm trung bình chung học tập của năm học đã qua và điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khóa học để xét việc học tiếp, việc nghỉ học tạm thời, việc tạm ngừng học hoặc bị buộc thôi học của HSSV. Kết quả học tập của HSSV ở học kỳ hè (nếu có) thuộc năm học nào được tính chung vào kết quả học tập của năm học đó.

1. Học sinh, sinh viên được học tiếp lên năm học sau nếu có đủ các điều kiện dưới đây:

a) Có điểm trung bình chung các môn học của năm học từ 5,0 trở lên; Điểm chuyên ngành từ 7,0 trở lên

b) Có số lượng các môn kiến thức chung bị điểm thi dưới 5,0 hoặc nợ môn tính từ đầu khóa học dưới 29%  trên tổng số môn học đối với hệ Trung cấp, dưới 20% đối với hệ Đại học.

2. Học sinh, sinh viên được quyền gửi đơn tới Giám đốc xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau đây:

a) Được động viên vào lực lượng vũ trang;

b) Bị ốm hoặc tai nạn buộc phải điều trị thời gian dài có giấy xác nhận của cơ quan y tế;

c) Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, HSSV phải học ít nhất một học kỳ ở trường và phải đạt điểm trung bình chung các học phần tính từ đầu khóa học không dưới 5,0. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại điều 4.

d) HSSV không thuộc đối tượng ưu tiên trong đào tạo được quyền tạm ngừng học tối đa không quá 03 năm cho toàn khóa học.

HSSV nghỉ học tạm thời khi muốn trở lại học tiếp tại trường phải gửi đơn tới phòng Đào tạo ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới hay năm học mới. Phòng Đào tạo có trách nhiệm xem xét trình BGĐ phê duyệt.

3. Học sinh, sinh viên phải tạm dừng tiến độ học (lưu ban) trong các trường hợp sau:

a) HSSV có điểm trung bình chung các môn học của năm học dưới 5,0; Điểm chuyên ngành dưới 7,0 hoặc nợ điểm chuyên ngành.

b) HSSV có số lượng các môn kiến thức chung bị điểm thi dưới 5,0 hoặc nợ môn tính từ  đầu khóa học từ 29% trở lên trên tổng số môn học đối với hệ Trung cấp, từ 20% trở lên đối với hệ Đại học.

Tại các học kỳ kế sau HSSV phải chủ động đăng ký học lại những môn thi chưa đạt

c) Trong thời gian tạm dừng tiến độ học, HSSV ngoài việc phải đăng ký học lại các học phần chưa đạt thì vẫn phải học lại và thi môn Chuyên ngành. Giám đốc xem xét bố trí cho các HSSV này được học một số học phần của năm học tiếp theo nếu môn học không có điều kiện tiên quyết.

4. Học sinh, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

a) Bỏ học Chuyên ngành không lý do từ 01 năm trở lên

b) Có 02 năm liên tiếp điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khóa học dưới 5,0 hoặc Điểm trung bình môn chuyên ngành dưới 7,0.

c) Đã hết thời gian tối đa được phép học tại trường theo quy định của Quy chế này;

d) Bị kỷ luật do Hội đồng trường quyết định 

Điều V. Học theo tiến độ khác với tiến độ học chung của nhà trường và học cùng lúc hai chương trình

1. Học theo tiến độ chậm:

a) HSSV học theo tiến độ chậm là HSSV có nhu cầu học chậm so với tiến độ chung của khóa học được quyền đăng ký với phòng đào tạo để xin tạm rút một số học phần trong lịch trình học quy định.

- Thời gian cho toàn khóa học đối với các HSSV học theo tiến độ chậm không được vượt quá thời gian tối đa được phép học đối với HSSV học theo tiến độ bình thường quy định 

- Trừ các đối tượng được ưu tiên theo quy định, những HSSV học theo tiến độ chậm ở năm học nào thì không được hưởng chính sách học bổng ở năm học đó.

2. Học theo tiến độ nhanh:

a) Học sinh, sinh viên học theo tiến độ nhanh là HSSV có nhu cầu học nhanh hơn so với tiến độ chung của khóa học được quyền đăng ký với phòng đào tạo để học vượt một số học phần so với lịch trình học quy định.

b) Các quy định học theo tiến độ nhanh:

- Chỉ được thực hiện đối với những HSSV đã học xong năm học thứ nhất;

- Học sinh, sinh viên không thuộc diện tạm ngừng học và có điểm trung bình chung học tập cả năm đạt loại giỏi trở lên.

- Học sinh, sinh viên học vượt được rút ngắn thời gian học ở trường so với thời gian quy định cho toàn khóa học nhưng không được quá một năm đối với các hệ đào tạo 4 năm và không quá hai năm đối với hệ đào tạo 6 năm, 7 năm, 9 năm.

3. Học cùng lúc hai chương trình:

a) Học sinh, sinh viên học cùng lúc hai chương trình là HSSV có nhu cầu đăng ký học thêm một chương trình thứ hai tại trường đang học để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng.

b) Các quy định học cùng lúc hai chương trình:

- Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác với ngành đào tạo chính ở chương trình thứ nhất.

- Học sinh, sinh viên không thuộc diện tạm ngừng học và có điểm trung bình chung học tập cả năm đạt từ loại giỏi trở lên.

- Học sinh, sinh viên đang học thêm chương trình thứ hai nếu có điểm trung bình chung học tập của năm học đó đạt loại trung bình trở xuống thì phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở năm học tiếp theo.

- Thời gian tối đa được phép học đối với HSSV đăng ký học đồng thời hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất. Khi học chương trình thứ hai HSSV được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.

- Học sinh, sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.

Điều VI. Chuyển trường

1. Sinh viên được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây:

a) Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập;

b) Xin chuyển đến trường có ngành đào tạo trùng hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà HSSV đang học;

c) Được sự đồng ý của nhà trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.

2. Học sinh, sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:

a) Học sinh, sinh viên đã dự thi tuyển sinh nhưng không trúng tuyển hoặc có điểm thi thấp hơn điểm xét tuyển của trường xin chuyển đến trong trường hợp chung đề thi tuyển sinh;

b) Học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú nằm ngoài vùng tuyển của trường xin chuyển đến;

c) Học sinh, sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa;

d) Học sinh, sinh viên đang chịu mức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

3. Thủ tục chuyển trường:

a) Học sinh, sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường và được sự đồng ý của trường chuyển đi;

b) Hiệu trưởng trường có HSSV xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận, quyết định việc học tiếp tục của HSSV như: năm học và số học phần mà HSSV chuyển đến trường phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương trình ở trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.

Điều VII. Kiểm tra, thi, đánh giá học phần

1. Điểm thi các học phần lý thuyết:

Điểm tổng hợp đánh giá học phần (gọi tắt là điểm học phần) bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập, điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, điểm đánh giá phần thực hành, điểm chuyên cần, điểm thi giữa học phần, điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp 

2. Đề thi: Giảng viên trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần (tốt nghiệp môn)phải do trưởng bộ môn chịu trách nhiệm.

3. Tổ chức thi giữa kỳ

Ban chủ nhiệm khoa (Ban CNK) căn cứ Kế hoạch đào tạo của nhà trường , sắp xếp lịch thi cụ thể, lập hội đồng chấm thi giữa các học kỳ (HK). Tiểu ban chấm thi do BCN khoa quyết định bao gồm các thành viên: Ban CNK, tổ trưởng bộ môn và các giảng viên trong bộ môn.

  1.  Kết quả thi giữa HK được đánh giá dưới hình thức: Đạt hoặc không đạt.
  2.  Các HSSV thi không đạt trong kỳ thi giữa HK hoặc nợ thi phải trả nợ trước kỳ thi học kỳ chính thức.
  3.  Học sinh, sinh viên còn nợ thi giữa học kỳ sẽ không được thi vào kỳ thi chính thức
  4.  Đối với các HSSV vi phạm  kỷ luật về nội quy, đạo đức ở mức cảnh cáo. Phòng quản lý HSSV gửi danh sách cho phòng ĐT để trình GĐ. Phòng ĐT sẽ lập danh sách các HSSV không đủ điều kiện được dự thi để trình GĐ duyệt.
  5.  Phòng Tài vụ có nhiệm vu lập danh sách các HSSV không đóng đủ học phí trong một học kỳ chuyển phòng ĐT để báo cáo GĐ. Các HSSV nào không đóng đủ học phí trong học kỳ sẽ không được dự thi học kỳ.

9. Tổ chức chấm thi học kỳ

Hàng năm nhà trường chỉ tổ chức 01 kỳ thi chính thức cho mỗi học kỳ và  01 kỳ thi bổ sung (kỳ thi phụ) sau mỗi kỳ thi chính thức theo kế hoạch đào tạo của nhà trường.  

- Các HSSV bỏ thi không lý do sẽ nhận điểm 0 cho kỳ thi đó và được tính là 01 lần thi. 

- Đối với các HSSV không dự kì thi chính thức nhưng có đơn và lý do chính đáng sẽ được dự  kì thi bổ sung và được tính lần thi đầu. 

- Học sinh, sinh viên thi kỳ thi chính thức không đạt thì được thi thêm 01 lần ở kỳ thi phụ.

- Trường hợp thi ở kỳ thi phụ không đạt thì HSSV sẽ phải học lại học phần đó.

10. Ban CNK và các giảng viên phụ trách các lớp căn cứ vào kế hoạch đào tạo của nhà trường được công bố vào đầu năm học để sắp xếp lịch thi cụ thể gửi lên Bộ phận quản lý đào tạo chậm nhất 02 tuần trước khi thi.

11. Chấm thi cuối học kỳ:

 Ban chấm thi do Ban CNK quyết định và gửi danh sách các HĐ chấm thi lên phòng đào tạo 02 tuần trước khi thi. Mỗi HĐ chấm thi phải có ít nhất từ 02 giáo viên trở lên.

12. Các HSSV không đủ điều kiện dự thi khi nghỉ học từ 04 buổi trở lên. BCN Khoa có trách nhiệm lập danh sách HSSV nghỉ học quá số buổi quy định (từ 04 buổi trở lên mỗi môn học cho mỗi học kỳ) và danh sách HSSV còn nợ thi giữa học kỳ cho phòng Đào tạo chậm nhất 01 tuần  trước tuần thi. Căn cứ vào quy chế học tập đươc BGĐ quy định. Phòng ĐT sẽ ra thông báo danh sách HSSV không được dự thi gửi về các khoa. 

13. Các giảng viên lớp tập thể có trách nhiệm gửi kết quả thi lên phòng Đào tạo ngay sau buổi thi đối với môn thi trực tiếp; đối với môn thi viết chậm nhất sau 01 tuần. Bảng điểm thi được làm thành 03 bản: 01 bản chính nộp phòng Đào tạo; 01 bản sao để thông báo công khai và 01 bản sao được lưu tại Khoa. 

14. Các bảng điểm chấm thi các môn tập thể phải có ít nhất 02 chữ kí của giảng viên chấm thi và chữ kí của BCN khoa hoặc trưởng bộ môn (03 chữ kí). Bảng điểm kết quả thi phải bao gồm cả số HSSV không dự thi (có lý do và không lý do). Điểm chấm thi các thành viên hội đồng cho theo thang điểm 10 có điểm lẻ đến 01 số thập phân. Điểm chính thức là điểm trung bình của HĐ chấm thi.

15. Đối với các môn thi tốt nghiệp môn:

- Ban CNK căn cứ kế hoạch đào tạo chung của Học viên để bố trí lịch thi chi tiết, đề xuất thành phần HĐ chấm thi, hình thức thi và gửi lên bộ phận quản lý đào tạo 02 tuần trước khi thi để trình GĐ duyệt.

- Kết quả thi sẽ không được công nhận (không có giá trị) trong trường hợp BCN Khoa không gửi lịch thi chi tiết, danh sách chấm thi, đối tượng thi lên bộ phận quản lý đào tạo.

16. Học sinh đang học văn hóa (THPT) tại các trường ngoài Học viện phải chuyển kết quả học tập cho phòng ĐT các môn như: Ngoại ngữ, thể dục, GDQP…..chậm nhất 01 tuần ngay sau khi kết thúc HK, kết thúc năm học để xếp loại kết quả học tập. Quá thời hạn trên phòng ĐT không chịu trách nhiệm về việc xếp loại học tập và xét học bổng (Đối với học sinh hệ trung cấp chỉ xét học bổng cho 4 năm học cuối cấp) . Đối với học sinh đang học THCS thì cơ thể làm đơn xin tạm hoãn môn học.

17. Thi cải thiện điểm chỉ áp dụng đối với các trường hợp có lý do chính đáng, có quá trình học tập tốt, phải có đơn và được Giám đốc phê duyệt.

 

Điều VIII. Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi, số lần được dự thi kết thúc học phần

 

1. Đề thi phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong chương trình. Việc ra đề thi hoặc lấy từ ngân hàng đề thi được thực hiện theo quy định của nhà trường.

2. Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận), vấn đáp, viết tiểu luận, làm bài tập lớn, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên.

Các khoa trình phương án để giám đốc duyệt các hình thức thi thích hợp cho từng học phần.

3. Việc chấm thi kết thúc các học phần chỉ có lý thuyết và việc chấm bài phải do hai giảng viên đảm nhiệm. Điểm thi phải được công bố chậm nhất sau một tuần, kể từ ngày thi hoặc ngày nộp bài.

Giám đốc quy định việc bảo quản các bài thi, quy trình chấm thi và lưu giữ các bài thi sau khi chấm. Thời gian lưu giữ các bài thi viết, tiểu luận,... ít nhất là hai năm, kể từ ngày thi hoặc ngày nộp tiểu luận hoặc bài thi.

4. Thi vấn đáp kết thúc học phần phải do hai giảng viên thực hiện. Điểm thi vấn đáp phải công bố công khai ngay sau mỗi buổi thi khi hai giảng viên chấm thi thống nhất được điểm chấm. Trong trường hợp không thống nhất được điểm chấm, các giảng viên chấm thi trình trưởng bộ môn hoặc trưởng khoa quyết định điểm chấm.

Các điểm thi kết thúc học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất của trường, có chữ ký của hai giảng viên chấm thi và làm thành 3 bản. Bảng điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần phải được lưu tại bộ môn, gửi về văn phòng khoa và phòng đào tạo của trường chậm nhất một tuần sau khi kết thúc chấm thi học phần.

5. Học sinh, sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần nếu không có lý do chính đáng thì phải nhận điểm 0 ở kỳ thi chính. Những HSSV này chỉ còn quyền dự thi một lần ở kỳ thi phụ sau đó.

6. Học sinh, sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính thì được dự thi ở kỳ thi phụ sau đó và được tính là thi lần đầu.

7.    Trong trường hợp cả hai kỳ thi chính và phụ mà điểm học phần vẫn dưới 5,0 thì học sinh, sinh viên phải đăng ký học lại học phần này với số lần được dự thi theo quy định như đối với một học phần mới.

 

Điều IX. Cách tính điểm kiểm tra, điểm thi, điểm trung bình chung và xếp loại kết quả học tập

1. Điểm đánh giá bộ phận và điểm học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến 01 chữ số thập phân.

2. Điểm trung bình chung học tập:

a) Công thức tính điểm trung bình chung học tập như sau:

 

TBC (TNCN x 2) + TB (KTAN, KTĐC)

                                n

Trong đó:

TBC: là điểm trung bình chung toàn khóa (hoặc điểm trung bình chung các môn học tính từ đầu khóa học)

TNCN: là điểm tốt nghiệp chuyên ngành

TB (KTAN, KTĐC): là điểm trung bình các môn Kiến thức âm nhạc, Kiến thức đại cương

N: Là tổng số học phần toàn khóa.

Điểm trung bình chung học tập của mỗi học kỳ, mỗi năm học, mỗi khóa học và điểm trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu khóa học được làm tròn 01 chữ số thập phân.

b) Kết quả các học phần giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất và kết quả kỳ thi tốt nghiệp đối với các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh không tính vào điểm trung bình chung học tập của học kỳ, năm học hay khóa học.

Việc đánh giá kết quả và điều kiện cấp chứng chỉ đối với các học phần này theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Các điểm trung bình chung học tập để xét thôi học, ngừng tiến độ học, được học tiếp, để xét tốt nghiệp và điểm trung bình chung các học phần tính từ đầu khóa học được tính theo điểm cao nhất trong các lần thi.

 

1.    Xếp loại kết quả học tập:

 

    a)  Loại Xuất sắc: Điểm TBC các môn từ 9,0 trở lên; Điểm C/ngành từ 9,8 trở lên

    b) Loại Giỏi: Điểm TBC các môn từ 8,0 trở lên; Điểm C/ngành từ 9,0 trở lên

    c) Loại Khá: Điểm TBC các môn từ 7,0 trở lên; Điểm C/ngành từ 8,5 trở lên

    d) Loại Trung bình khá: Điểm TBC các môn từ 6,0 trở lên; Điểm C/ngành từ 8,0 trở lên

    e) Loại Trung bình: Điểm TBC các môn từ 5,0; Điểm C/ngành từ 7,0 trở lên

    f) Loại Yếu (không đạt): Điểm TBC các môn dưới 5,0; Điểm C/ngành dưới 7,0

 

  • Đối với trường hợp có điểm xếp loại tốt nghiệp đạt từ loại giỏi trở lên sẽ bị giảm đi một mức xếp loại tốt nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên

+ Có từ 03 môn thi trở lên trong toàn khóa học phải thi lại

+ Có 01 môn thi tốt nghiệp trở lên phải thi lại thì xếp loại tốt nghiệp cao nhất là loại khá

 

+ Thi lại tốt nghiệp chuyên ngành chính hoặc bảo vệ lại khóa luận tốt nghiệp thì xếp loại tốt nghiệp loại trung bình.

 

Điều X. THI TỐT NGHIỆP VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP

1. Năm học cuối khóa, sau khi đã hoàn thành đầy đủ số học phần quy định cho chương trình cũng như đã hoàn thiện mọi thủ tục thì được công nhận đủ điều kiện tốt nghiệp.  

- Thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh áp dụng cho tất cả sinh viên đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Tùy theo điều kiện và đặc thù của từng ngành đào tạo, Giám đốc quy định:

- Nội dung các học phần thi, hình thức ôn tập và thi, hình thức chấm khóa luận tốt nghiệp.

- Nhiệm vụ của giảng viên hướng dẫn và trách nhiệm của bộ môn và khoa đối với HSSV trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp và ôn thi tốt nghiệp.

3. Năm học cuối khóa, nếu HSSV đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được đăng ký khóa luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp.

 

Điều XI. Chấm khóa luận tốt nghiệp và chấm thi tốt nghiệp

  

  1.  Hội đồng thi tốt nghiệp do Giám đốc quyết định thành lập, bao gồm:
  • Chủ tịch hội đồng  là giám đốc  hoặc phó giám đốc phụ trách đào tạo
  • Phó chủ tịch hội đồng là phó giám đốc phụ trách đào tạo hoặc trưởng phòng Đào tạo, QLKH và HTQT hoặc trưởng bộ phận khảo thí và đảm bảo chất lượng GD.
  • Thư ký là trưởng hoặc phó phòng phụ trách đào tạo. Các ủy viên: Một số cán bộ của phòng Đào tạo, QLKH và HTQT. Những người có quan hệ ruột thịt với người học thì không được tham gia hội đồng.
  1. Thành phần tiểu ban chấm thi tốt nghiệp
  • Trưởng tiểu ban chấm thi là Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa. Ủy viên là Trưởng bộ môn có chuyên ngành thi, giảng viên cơ hữu hoặc chuyên gia có kinh nghiệp, uy tín. Giảng viên có HSSV dự thi nếu là thành viên chấm thi thì chỉ nhận xét và không cho điểm HSSV của mình.
  • Căn cứ các chuyên ngành có HSSV tốt nghiệp, BCN các Khoa đề xuất  danh sách thành viên tham gia trong  tiểu ban chấm thi (Nộp bộ phận quản lý đào tạo 02 tuần trước khi thi). 
  • Điểm chấm thi trực tiếp phải công bố công khai ngay sau mỗi buổi thi khi ban chấm thi thống nhất được điểm chấm. Trong trường hợp không thống nhất thì áp dụng  chấm điểm độc lập. Điểm có sự chênh lệch từ 1,0 điểm trở lên thì chủ tịch HĐ (Giám đốc)  xem xét và là người quyết định cuối cùng . Điểm thi tốt nghiệp là điểm trung bình cộng của các thành viên chấm thi.
  • Đối với chấm thi khóa luận tốt nghiệp, giảng viên hướng dẫn có thể tham gia hoặc không tham gia.

- Điểm trung bình chung toàn khóa được làm tròn đến 01 chữ số thập phân. 

3. Thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh có thể theo hình thức thi viết hoặc vấn đáp. Thời gian thi viết tối đa là 180 phút cho mỗi học phần. 

4. Kết quả chấm khóa luận tốt nghiệp, thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh theo hình thức vấn đáp phải được công bố sau mỗi buổi bảo vệ, mỗi buổi thi. Kết quả thi viết được công bố chậm nhất là 01 tuần sau khi thi.

Sinh viên bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh theo quy định nếu có điểm dưới 5,0 hoặc không đạt yêu cầu được nhà trường tổ chức cho bảo vệ hoặc thi lại trong thời gian từ 3 đến 6 tháng sau khi trường công bố kết quả (theo quy chế 25 Bộ GDĐT). Nội dung thi, hình thức thi, ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi, tổ chức bảo vệ khóa luận, xét và đề nghị công nhận tốt nghiệp cho những HSSV này được thực hiện như ở kỳ bảo vệ chính hoặc kỳ thi chính do Giám đốc quy định.

 

Điều XII. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp

 

1. Những HSSV có đủ các điều kiện sau thì được xét tốt nghiệp:

a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, HSSV không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Tích lũy đủ số học phần quy định trong chương trình, không còn học phần bị điểm dưới 5,0

c) Được xếp loại đạt ở kỳ thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh;

d) Đã hoàn thành Chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất.

2. Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Giám đốc ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những HSSV đủ các điều kiện theo quy định.

Hội đồng xét tốt nghiệp do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được Giám đốc uỷ quyền làm Chủ tịch, trưởng hoặc phó phòng phụ trách đào tạo làm thư ký và có các thành viên là các trưởng khoa chuyên môn và các thành viên khác do giám đốc quy định.

Điều XIII. Cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập 

1. Bằng tốt nghiệp đại học, trung cấp được cấp theo ngành đào tạo chính.

Bằng chỉ được cấp cho HSSV khi đã ghi đầy đủ, chính xác các nội dung trên tấm bằng theo quy định hiện hành. Xếp hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung học tập của toàn khóa học và điểm tốt nghiệp chuyên ngành theo quy định của Quy chế này.

2. Học sinh, sinh viên không tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận về các học phần đã học trong chương trình của trường. 

 

XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều XIV. Xử lý kỷ luật đối với học sinh, sinh viên vi phạm các quy định về thi, kiểm tra

1. Trong khi kiểm tra thường xuyên, thi giữa học phần, thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp, bảo vệ đồ án, khóa luận (sau đây gọi tắt là thi, kiểm tra) nếu vi phạm quy chế, HSSV sẽ bị xử lý kỷ luật đối với từng học phần đã vi phạm.

2. Học sinh, sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai./.

GIÁM ĐỐC

Lê Anh Tuấn

(Đã ký)

Đầu trang
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn