Năm 2021, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam kỷ niệm 65 năm thành lập trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp, khó lường, tác động tiêu cực đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trong đó có nền âm nhạc chuyên nghiệp của chúng ta.
Đứng trước những thách thức, khó khăn do dịch bệnh gây ra, Đảng ủy, Ban Giám đốc cùng đội ngũ cán bộ, giảng viên, viên chức và người lao động đang công tác, giảng dạy và làm việc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam vẫn quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc những chỉ tiêu và nhiệm vụ đặt ra. Các hoạt động trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, biểu diễn vẫn được duy trì và đều hướng đến mục tiêu cao nhất là lập thành tích chào mừng 65 năm thành lập Học viện bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Một trong những hoạt động đó là xuất bản cuốn Giáo dục âm nhạcsố đặc biệt chào mừng 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Giáo dục âm nhạc số đặc biệt gồm những bài viết có nội dung phong phú, đa dạng, có chất lượng chuyên môn cao từ hồi ký của những cựu học sinh Trường Âm nhạc Việt Nam, Nhạc viện Hà Nội, nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam với những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô, về mái trường tới những bài viết đầy tự hào ghi dấu những thành tựu mà nhà trường đã đạt được trên các mặt đào tạo, nghiên cứu khoa học, biểu diễn, hợp tác quốc tế trong quá trình phát triển.
Xin chân thành cảm ơn các tập thể, cá nhân đã đóng góp cho sự hoàn thiện của Giáo dục âm nhạc số đặc biệt này. Đặc biệt, chúng tôi xin cảm ơn và đánh giá cao công sức và tinh thần làm việc đầy trách nhiệm của Ban Cố vấn khoa học, các đồng chí trong Ban Biên tập cùng các thành viên của tạp chí đã vượt qua khó khăn trong đợt dịch COVID-19 để hoàn thành cuốn Giáo dục âm nhạc kịp thời ra mắt bạn đọc đúng trong dịp lễ trọng đại kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn Giáo dục âm nhạc số đặc biệt cùng độc giả!
Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
PGS.TS. Lê Anh Tuấn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I. HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM - NHỮNG KỶ NIỆM XƯA, TÌNH THẦY TRÒ
1. Nguyễn Phúc Linh: Âm nhạc và cuộc đời, thầy và trò
2. Nguyễn Đình Hùng: Nhớ về khóa I
3. Trần Quý Mùi: Trường Âm nhạc Việt Nam - Những ngày đầu thành lập
4. Hoàng Kim Dung: Những ký ức với mái trường thân yêu
5. Trần Thị Tuyết Minh: Bao giờ cho đến ngày xưa
6. Hoàng Đình Anh: Quá trình tách nhập của hai Khoa Văn hóa - Mác-Lênin, Kiến thức đại cương và nay là Khoa Văn hóa - Kiến thức cơ bản
7. Nguyễn Thị Thanh Tâm: Nhạc sư Vũ Tuấn Đức - người thầy, một đại diện tiêu biểu của âm nhạc truyền thống Việt Nam
8. Đỗ Quốc Hưng: Thầy đã lỡ hẹn với đêm nhạc của chính mình
9. Phạm Phương Hoa: Người thầy kính yêu của tôi
10. Nguyễn Bách: Hành trình tri thức tìm về miền Bắc
II. HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM - XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
11. Nguyễn Huy Phương: Phát triển nguồn nhân lực âm nhạc chất lượng cao tại Việt Nam
12. Nguyễn Bình Định: Tăng cường khai thác nguồn tư liệu ở Viện Âm nhạc phục vụ giảng dạy, học tập và đẩy mạnh công tác nghiên cứu của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
13. Bùi Công Duy: Vai trò của phòng Hòa nhạc lớn trong hoạt động biểu diễn gắn với đào tạo của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trong những năm gần đây
14. Nguyễn Thị Hải Vân: Hoạt động hợp tác quốc tế của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam từ năm 2015 đến nay, thực trạng và giải pháp
15. Lưu Quang Minh: Vài nét về quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật accordion ở Việt Nam
16. Nguyễn Minh Tân: Tích hợp kiến thức giữa kỹ năng biểu diễn và soạn nhạc trong đào tạo sinh viên chuyên ngành Keyboard
tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
17. Nguyễn Thị Hoa Đăng: Khoa Âm nhạc truyền thống vững bước trên con đường gìn giữ và phát huy những giá trị âm nhạc dân tộc Việt Nam
- Ban biên tập:
- ĐT: 024 3217 1516
- Email: gdan@vnam.edu.vn