Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử Bộ VHTTDL
Thư điện tử Học viện
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 13541557
Tin tức hoạt động Thứ bảy, 23/11/2024

Trưởng thành cùng với sự phát triển không ngừng của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trong suốt 65 năm qua, Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học đã đào tạo nên nhiều thế hệ nhạc sĩ sáng tác, chỉ huy và lý luận - phê bình âm nhạc. Nhân kỷ niệm 65 năm thành lập, phóng viên Tạp chí Văn hoá và Phát triển đã phỏng vấn PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, về sự phát triển, lớn mạnh của Học viện và của Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học.


 

Phóng viên (PV): Kỷ niệm 65 năm Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, cũng là kỷ niệm 65 năm Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học, cánh chim đầu đàn của Học viện,  PGS.TS Lê Anh Tuấn có thể chia sẻ đôi nét về truyền thống đào tạo của Nhà trường và của Khoa?

PGS.TS. Lê Anh Tuấn: Trường Âm nhạc Việt Nam, sau được đổi tên là Nhạc viện Hà Nội và bây giờ là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. 65 năm xây dựng phát triển và trưởng thành có sự đóng góp không nhỏ của Khoa Lý luận - Sáng tác - Chỉ huy, nay đổi tên thành Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học. 

Các thế hệ thầy giáo, cô giáo, sinh viên và học sinh của khoa đã đóng góp những thành tích vô cùng xuất sắc và nổi bật cho sự phát triển của nhà trường và không những chỉ trong khuôn viên của Học viện, mà còn có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam. Khoa đã đào tạo nên những nhạc sĩ, những nhà nghiên cứu lý luận phê bình, những giảng viên của các Học viện, các Trường Nghệ thuật, các Trường âm nhạc, các Nhà hát, các Đoàn Nghệ thuật… trong cả nước. Đây là một  thành tích đáng tự hào của Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học, mà các thế hệ đi trước đã xây dựng, phát triển và truyền lửa cho các thế hệ hôm nay.

PV: Trưởng thành từ khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học, nay giữ cương vị thuyền trưởng, ông có những chia sẻ định hướng phát triển và hội nhập quốc tế của khoa và của nhà trường trong giai đoạn mới?

PGS.TS. Lê Anh Tuấn: Trong xu thế hội nhập, phát triển của đất nước nói chung, của ngành nghệ thuật âm nhạc nói riêng, trong đó có đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp, việc hướng đến hội nhập trong đào tạo, chúng tôi có nhiều kế hoạch, nhiều chương trình, hành động. Chúng tôi đã có những hợp tác với các cơ sở đào tạo, các Học viện, Nhạc viện trên thế giới để làm sao có thể đưa được các sinh viên ưu tú của chúng tôi được du học, được đi học, được tiếp cận với nền văn minh về các nền âm nhạc chuyên nghiệp, sau đó quay trở về phục vụ đất nước, phục vụ nhà trường. 

Trong kế hoạch, ngoài việc đào tạo thì nghiên cứu khoa học cũng là mảng quan trọng của nhà trường. Các giảng viên, sinh viên của nhà trường luôn chú trọng đến nghiên cứu khoa học và đã có nhiều công trình lớn mang tầm cỡ Quốc gia, Quốc tế về khoa học âm nhạc, về âm nhạc di sản, về các nghiên cứu âm nhạc, làm giàu thêm nguồn tư liệu âm nhạc quý giá của đất nước, cũng như là giới thiệu âm nhạc Việt Nam ra nước ngoài. 

Chúng tôi hy vọng rằng trong những năm tiếp theo, việc đầu tư cho học sinh, sinh viên được tiếp cận với các môi trường đào tạo tốt làm cơ hội và hướng phát triển cho nhà trường. Mặt khác nữa, trong kế hoạch của nhà trường, việc mở rộng quan hệ hợp tác với các Học viện trên thế giới cũng là cơ hội để cho các thầy giáo, các giảng viên của nhà trường có những cơ hội học tập, cũng như trao đổi học thuật và có những công trình nghiên cứu, những bài báo khoa học để có thể giới thiệu nhạc Việt Nam ra nước ngoài. 

Truyền thống 65 năm xây dựng và phát triển, chúng ta cũng nhận thấy các thế hệ lãnh đạo của nhà trường đều có nguồn gốc xuất thân từ Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học. Rất nhiều thầy cô, rất nhiều các vị trí lãnh đạo nhà trường đã từng giữa cương vị cán bộ quản lý của Khoa, sau đó được tham gia Ban lãnh đạo nhà trường. Rồi thậm chí còn có nhiều đồng chí quản lý ở cấp cao hơn, như là các cán bộ lãnh đạo ở các Cục, Vụ, Viện ở Bộ Văn hóa, và ở các cơ sở pháp lý khác trên toàn quốc. Đây là một  vinh dự cho nhà trường và cũng là niềm vui nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập.  

Ban Chủ nhiệm Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học có sáng kiến tổ chức chương trình truyền hình, giới thiệu những thành tựu Lý luận - Sáng tác - Chỉ huy với những thầy giáo, cô giáo nguyên là lãnh đạo nhà trường; những gương mặt thầy giáo, cô giáo đã lớn tuổi, nhưng vẫn có những cống hiến, cùng gặp mặt, ôn lại những truyền thống tốt đẹp, những kỷ niệm của nhà trường. Đây cũng là cơ hội để các thế hệ học trò được lắng nghe những tâm sự, cũng như những ý kiến tâm huyết của các thầy, các cô, một cơ hội rất quý và đáng trân trọng.

Trong giai đoạn tới của Học viện, cũng như của Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học, sẽ mở rộng quan hệ hợp tác: Tổ chức các lớp học có yếu tố tham gia của các Giáo sư nước ngoài, hay các chương trình đào tạo ngắn hạn, để nâng cao kỹ năng, hiểu biết và cả ngoại ngữ cho sinh viên. Đây là một trong những vấn đề hướng đến hội nhập. 

PV: Ngày 20/11 cũng là hướng đến 65 năm Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, ông có thể nói lời tri ân của mình với các thế hệ thầy cô? 

PGS.TS. Lê Anh Tuấn: Nhân ngày Hiến chương các nhà giáo 20/11 (Ngày nhà giáo Việt Nam), không chỉ chúng tôi mà có lẽ tất cả những ai đã từng có một thời cắp sách đi học, một thời tuổi thơ gắn bó với trang sách, mái trường, lớp học, đều có cảm giác rất bồi hồi và nhớ những thầy cô của mình. Đây là truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, cũng là truyền thống hiếu học của chúng ta. Đối với tôi, ngày 20/11 thật là thiêng liêng, những ký ức, những tình cảm đối với thầy cô lại ùa về trong những ngày này. Tôi có rất nhiều những người thấy đang kính, rất nhiều người thầy mà tôi ngưỡng mộ cả cuộc đời. Tôi luôn luôn mong mỏi phấn đấu theo các thầy và để làm sao không phụ lòng các thầy đã dạy dỗ nên lứa học trò như chúng tôi. Bây giờ, giữ cương vị cán bộ quản lý, tôi vẫn có những người thầy mà tôi luôn luôn ghi nhớ, kính trọng. Và nếu có thời gian rảnh rỗi thì tôi lại đến thăm thầy, thậm chí những thầy không còn thì những ngày này tôi cũng tranh thủ đến thắp nén nhang tưởng nhớ! Theo học từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành ở môi trường giáo dục âm nhạc, chúng tôi coi thầy cô như những người mẹ, người cha thứ hai. 

Nhân dịp này, chúng tôi xin kính chúc các thầy, các cô, các bạn đồng nghiệp đang là giảng viên… sức khỏe và thành công! Chúng ta cùng tri ân nhân ngày 20/11, tưởng nhớ những thầy cô đã không còn nữa, và chúng ta chăm lo, thăm hỏi động viên các nhà giáo lão thành, cũng như kính chúc các thầy cô luôn luôn mạnh khỏe, có thật nhiều sức khỏe và nhiều niềm vui. Các thầy cô có thể hoàn toàn tự hào về các thế hệ học trò mà các thầy cô đã đào tạo nên, hiện thời đang giữ các nhiệm vụ về đào tạo, quản lý mà Nhà nước tin tưởng giao phó.

PV: Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Lê Anh Tuấn.

 

Thanh Nhàn - Minh Anh 

Nguồn: Tạp chí Văn hoá & Phát triển 

 

Đầu trang
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn