Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử Bộ VHTTDL
Thư điện tử Học viện
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 13544394
Tin tức hoạt động Thứ bảy, 23/11/2024

Tác giả: Nguyễn Khánh Trang
Đề tài: “Giọng nữ cao (Soprano) trong Opera Việt Nam”
Chuyên ngành: Âm nhạc học
Mã số: 62.21.02.01.
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Anh Tuấn
Ngày đăng: 22/02/2022 

Luận án toàn văn

Tóm tắt Luận án

 

MỞ ĐẦU

 

  1. Lý do chọn đề tài

Sự hình thành và phát triển của thanh nhạc Việt Nam và nghệ thuật opera Việt Nam chỉ bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XX. Trải qua hơn nửa thế kỷ, nghệ thuật opera Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định. Hàng chục vở kịch âm nhạcđược hình thành, nhiều vở opera được khai sinh, được dàn dựng và biểu diễn bên cạnh sự dàn dựng những vở opera nổi tiếng thế giới. Đội ngũ nghệ sĩ được hình thành, đó là những người đã dành cả cuộc đời và sự nghiệp cho nghệ thuật biểu diễn opera, cho đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, theo nhà sư phạm thanh nhạc Nguyễn Trung Kiên: “... Nếu nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta vẫn chưa thực sự có một nền nghệ thuật opera chuyên nghiệp mang tính bền vững, ổn định. Cần phải có sự đầu tư, quan tâm nhiều hơn nữa nhất là trong lĩnh vực sáng tác...”

Một vài vở opera Việt Nam chỉ mới được khôi phục, dàn dựng trên sân khấu trong vài năm gần đây. Việc khai thác các tiết mục thanh nhạc trong các vở opera Việt Nam đối với biểu diễn còn quá ít ỏi, cho thấy sự quan tâm chưa đúng mức đến thể loại này. Ở phương diện đào tạo, chương trình giảng dạy ít sử dụng các tiết mục trong opera Việt Nam, tài liệu về opera Việt Nam hầu như không phổ biến. Trong các cuộc thi học kỳ, thi tốt nghiệp, các giải thưởng chuyên nghiệp về thanh nhạchay các chương trình biểu diễn âm nhạc kinh viện, việc sử dụng các tiết mục thanh nhạc trong opera Việt Nam thật hiếm hoi, đơn lẻ.

Tuy số lượng tác phẩm opera Việt Nam chưa nhiều (8 vở), nhưng các tiết mục đơn ca, song ca, tam ca... cho các loại giọng trong các vở opera Việt Nam vẫn có đủ chất lượng chuyên môn để được sử dụng  độc lập trong biểu diễn, giảng dạy. Đây luôn là những tiết mục ghi dấu ấn của vở diễn về nội dung, vai diễn, kỹ thuật hát, từ đó tạo nên dấu ấn cho người nghệ sĩ biểu diễn, đặc biệt là những tiết mục viết cho giọng nữ cao, loại giọng luôn chiếm ưu thế và thường giữ vai nữ chính trong vở diễn.

Mặt khác, nguồn vốn các tiết mục viết cho các loại giọng có thể sử dụng thành tiết mục trong biểu diễn và giảng dạy vẫn chưa có sự đầu tư nghiên cứu, hệ thống, giới thiệu về những đặc trưng nghệ thuật, về kỹ thuật thể hiện với đặc thù của giọng hát, về kỹ thuật xử lý tác phẩm… Đặc biệt là các tiết mục viết cho giọng nữ cao trong opera Việt Nam. Những yêu cầu về kỹ thuật thể hiện giọng hát với mối quan hệ cấu trúc - hệ thống (như sự kết nối với các thành phần khác như nội dung vở diễn, dàn nhạc giao hưởng, mối liên hệ với các vai diễn khác, giọng hát khác...) nhằm nâng cao hiệu quả biểu diễn, đạt yêu cầu của thể loại opera, nhất là với opera Việt Nam là những vấn đề khoa học thực hành biểu diễn của ngành âm nhạc học mà cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Giọng nữ cao (soprano) trong opera Việt Nam” để nghiên cứu và thực hiện luận án tiến sĩ (TS) tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (Học viện Âm nhạc QGVN).

2. Lịch sử nghiên cứu

Cho đến nay, nghệ thuật thanh nhạc Việt Nam và opera của thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đã có những nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, có những  tài liệu trong nước và nước ngoài như sau:

2.1. Tài liệu nước ngoài

Những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về giọng nữ cao.

Những tài liệu nghiên cứu liên quan đến thực hành biểu diễn opera.

2.2. Tài liệu trong nước

Những tài liệu về chuyên ngành thanh nhạc, kỹ thuật thanh nhạc, về xử lý tiếng Việt trong ca hát.

Những tài liệu nghiên cứu về nghệ thuật opera, opera Việt Nam.

 Mục đích nghiên cứu

  1. Luận án nghiên cứu đặc điểm giọng nữ cao trong opera Việt Nam (vị trí của giọng nữ cao, sự khắc họa tính cách nhân vật giọng nữ cao bằng âm nhạc, đặc điểm âm nhạc của các tiết mục đơn ca, hợp ca có giọng nữ cao, các mối liên hệ giữa giọng nữ cao với các yếu tố, thành phần trong opera).Từ đó, nhận diện được đặc điểm âm nhạc, các mối liên hệ và vị trí, vai trò của giọng nữ cao trong các opera Việt Nam.
  2. Nghiên cứu kỹ thuật thanh nhạc thể hiện giọng nữ cao trong các tiết mục của các vở opera Việt Nam chủ yếu ở các phương diện phát âm tiếng Việt, kỹ thuật bel canto và sự thể hiện các yếu tố âm nhạc dân tộc bằng các kỹ thuật hát. Từ đó, luận án đưa ra các giải pháp về đào tạo và biểu diễn của giọng nữ cao trong opera Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu

Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là giọng nữ cao trong opera Việt Nam với hai khía cạnh cụ thể là đặc điểm giọng nữ cao và kỹ thuật giọng nữ cao trong các opera Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án là các tiết mục giọng nữ cao trong các opera Việt Nam. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu phần biểu diễn thanh nhạc thông qua các văn bản tác phẩm opera Việt Nam thu thập được.

Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài “Giọng nữ cao (soprano) trong opera Việt Nam”, luận án sử dụng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu như sau:

  • Phương pháp phân tích âm nhạc hướng đến việc nghiên cứu  giọng nữ cao trong các opera Việt Nam.
  • Phương pháp phân tích dữ liệu: luận án thực hiện các thao tác thu thập thông tin, phân tích, đối chiếu, chọn lọc thông tin góp phần xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu.
  • Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Luận án đặt giọng nữ cao trong các mối quan hệ với nội dung âm nhạc, với các yếu tố, thành phần của một vở opera để nghiên cứu vị trí, vai trò, của giọng nữ cao trong opera Việt Nam. Đồng thời, luận án sử dụng phương pháp hệ thống cấu trúc để nghiên cứu sự phối hợp giữa giai điệu với ca từ và nội dung vở diễn, giữa kỹ thuậtbel canto với việc thể hiện chất liệu âm nhạc dân tộc trong opera Việt Nam.
  • Phương pháp thực hành sư phạm: Từ việc nhận diện các đặc   điểm và kỹ thuật của giọng nữ cao trong opera Việt Nam, luận án xây dựng những bài tập kỹ thuật thanh nhạc và các giải pháp sư phạm thanh nhạc khác nhằm giúp ca sĩ, sinh viên khoa thanh nhạc khắc phục đƣợc những hạn chế,  giải quyết từng bước những khó khăn khi thể hiện Việt Nam khi thể hiện các tiết mục giọng nữ cao trong các vở opera Việt Nam...

 Những đóng góp của luận án

  • Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về giọng nữ cao trong opera Việt Nam, nghiên cứu mang tính ứng dụng, mở đầu cho những nghiên cứu tiếp theo về thể hiện giọng hát trong các opera Việt Nam. 
  • Luận án góp phần làm rõ đặc điểm âm nhạc của giọng nữ cao trong opera Việt Nam. Từ đó, cung cấp cho người biểu diễn những hiểu biết về nội dung âm nhạc, vị trí, vai trò, mối quan hệ với dàn nhạc của giọng nữ cao trong các vở opera việt Nam để có thể ứng dụng trong thực hành nghề nghiệp.
  • Kết quả nghiên cứu của luận án về những đặc điểm kỹ thuật thể hiện những tiết mục đơn ca hoặc hợp ca có giọng nữ cao tham gia (trong opera Việt Nam) đóng góp tích cực cho thực hành biểu diễn và 
    giảng dạy. Những gợi ý về kỹ thuật, về bài tập kỹ thuật một cách có sáng tạo, phù hợp mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc của người Việt được nêu ra trong luận án có thể được sử dụng trong giảng dạy và biểu diễn thanh nhạc chuyên nghiệp.
  • Việc giới thiệu các tiết mục giọng nữ cao trong opera Việt Nam góp phần bổ sung vào chương trình giảng dạy tại khoa thanh nhạc của các cơ  sở đào tạo.
  • Luận án có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo cho các nhạc sĩ sáng tác thể loại opera, nghiên cứu đặc trưng giọng nữ cao trong opera; là tài liệu tham khảo cho các công trình liên quan.

Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn giọng nữ cao (soprano) trong opera Việt Nam
  • Chương 2: Đặc điểm giọng nữ cao trong opera Việt Nam
  • Chương 3: Giọng nữ cao trong opera Việt Nam

 

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

 

Trong chương 1, luận án trình bày các cơ sở lý luận và thực tiễn triển khai nghiên cứu vấn đề giọng nữ cao trong opera Việt Nam ở các chương sau. Chúng tôi trình bày các khái niệm chuyên ngành về  giọng hát, giọng nữ cao, bel canto, opera... Bên cạnh đó, luận án trình bày tóm tắt tiến trình phát triển và đặc điểm của giọng nữ cao; vấn đề hát tiếng Việt với kỹ thuật bel canto; sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của opera Việt Nam

1.1. Các khái niệm

  1. Giọng hát

1.1.2 Giọng nữ cao (soprano)

  1. Bel canto
  2. Opera

1.2.  Tóm tắt tiến trình phát triển và các đặc điểm của giọng nữ cao (soprano)

  1. Tóm tắt tiến trình phát triển của giọng nữ cao (soprano)

Trên thực tế, các ca sĩ nữ chính thức được xuất hiện trên sân khấu opera từ cuối thế kỷ X III đầu thế kỷ XIX. Ở những thời kỳ trước đó, giọng nữ cao được thay thế bởi ca sĩ castrato, một trong những truyền thống kỳ lạ trong lịch sử thanh nhạc phương Tây… Tuy nhiên, giọng hát nữ đã được các nhà soạn nhạc lựa chọn và đưa vào tác phẩm âm nhạc từ cuối thế kỷ XVI, điển hình là vở opera Ariama của NS Monteverdi viết năm 1608…

1.2.2.   Âm vực giọng nữ cao (soprano)

Sự xác định, phân loại giọng hát thường thông qua âm vực giọng, màu sắc của giọng, vị trí các nốt chuyển giọng, tầm cử cao thấp (tessitura) của tác phẩm, hay đo thanh đới. Những cách phân chia  này mang tính tương đối, cơ bản. Trong thực tế rất khó định dạng giọng hát một cách chính xác được bởi ranh giới về âm vực, màu sắc, âm lượng giữa các giọng khá mờ nhạt...

  1. Các loại giọng nữ cao (soprano)
  2. So sánh đặc điểm giọng nữ cao Việt Nam và giọng nữ cao thế giới

Giọng nữ cao, đặc biệt là giọng nữ cao trữ tình, là một loại giọng khá phổ biến, thường thấy ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo nhận xét của nhà sư phạm thanh nhạc Hồ Mộ La thì chất giọng đẹp ở   nước ta không thiếu, nhưng chúngta thiếu vắng hẳn loại giọng nữ cao,  nam cao kịch tính, hoành tráng. So với ca sĩ quốc tế, ca sĩ nước ta âm lượng yếu và âm vực có phần hạn chế...

  1. Các nghệ sĩ giọng nữ cao Việt Nam

Trường Âm nhạc Việt Nam được thành lập 1956, là nơi đào tạo  nên nhiều giọng hát Việt Nam và nổi trội hơn cả vẫn là giọng nữ cao. Các nghệ sĩ giọng nữ cao luôn chiếm ưu thế trong thể hiện các tác phẩm thanh nhạc thời bấy giờ. Phần lớn các tác phẩm thanh nhạc từ những ca khúc kinh điển được viết độc lập... đến các trích đoạn trong các vở ca cảnh, ca kịch, opera... đều được viết với âm vực khá rộng, có nhiều đoạn vocalise hoặc candenza với kỹ thuật chạy nốt, hát âm nảy (staccato) và nhiều yêu cầu kỹ thuật khác... mà chỉ có giọng nữ cao mới có thể thể hiện được những yêu cầu, tinh thần của các tác phẩm...

1.3. Hát tiếng Việt với kỹ thuật bel canto

  1. Kỹ thuật bel canto
  2. Áp dụng kỹ thuật bel canto trong hát tiếng Việt
  3.  Khái quát về sự hình thành và phát triển opera Việt Nam

Ở nước ta, các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống như Tuồng, Chèo, Cải lương tồn tại và phát triển từ rất sớm và luôn gắn liền với văn hóa, lịch sử dân tộc. Đến những năm 30 của thế kỷ XX, nền Tân nhạc Việt Nam bắt đầu hình thành, tiếp theo là sự xuất hiện của các thể loại: hoạt cảnh, ca cảnh, ca kịch... Đến năm 1965, opera Việt Nam - loại hình nghệ thuật sân khấu hiện đại mang hình thức của âm nhạc phương Tây nhưng thấm đẫm bản sắc văn hóa Việt đã được hình thành và tác phẩm đầu tiên là opera Cô Sao của NS Đỗ Nhuận. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, Tân nhạc Việt Nam có những phát triển khác nhau và opera Việt Nam cũng đã góp phần của mình, dù có những bước thăng trầm khá đặc biệt ngay trong lòng của nền Tân nhạc Việt Nam...

  1. Giai đoạn tiền đề cho đến trước năm 1959
  2. Opera Việt Nam giai đoạn 1959 - 1975
  3. Opera Việt Nam giai đoạn sau 1975

Tiểu kết

Trong chương này, chúng tôi đề cập đến các khái niệm như giọng hát, giọng nữ cao, opera, tóm tắt tiến trình phát triển của giọng nữ cao cùng với phần trình bày khái quát về sự hình thành và phát triển opera Việt Nam, từ đó cho thấy giọng nữ cao (soprano) đã sớm khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong các vở diễn và có nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật opera thế giới. Giọng nữ cao có nhiều đặc điểm nổi trội hơn các loại giọng khác: đa dạng về âm sắc, âm vực rộng, đạt yêu cầu về cả số lượng lẫn chất lượng, có thể đảm nhận nhiều loại vai diễn, nhiều tính cách nhân vật khác nhau với những yêu cầu kỹ thuật khác nhau, thường được giữ vai nữ chính trong các vở opera. Những vấn đề trình bày trên là cơ sở để chúng tôi triển khai làm rõ đặc điểm của giọng nữ cao trong opera Việt Nam từ vị trí, tính cách nhân vật, đặc điểm âm nhạc, mối quan hệ với dàn nhạc ở chương 2.

Cơ sở lý luận của chương 1 cũng đã đề cập đến kỹ thuật bel canto như phong cách đặc trưng của opera với các kỹ thuật hát đặc trưng: kỹ thuật hát liền giọng (cantilena), kỹ thuật hát âm nảy (staccato), kỹ thuật phối hợp giữa hát liền giọng và hát âm nảy (cantilena - staccato), hát nói (recitative), kỹ thuật hát lướt nhanh (passage)…, cùng với việc áp dụng kỹ thuật bel canto trong hát tiếng Việt. Đây là cơ sở nền tảng để chúng tôi triển khai nghiên cứu về kỹ thuật giọng nữ cao trong opera Việt Nam thông qua các mục như thể hiện kỹ thuật bel canto, phát âm tiếng việt, thể hiện yếu tố âm nhạc dân tộc trong chương 3 của luận án.

 

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM GIỌNG NỮ CAO TRONG OPERA VIỆT NAM

 

Chương 2 khảo sát, phân tích các tiết mục có giọng nữ cao để làm rõ vị trí, vai trò của giọng nữ cao, tính cách nhân vật, đặc điểm âm nhạc của giọng nữ cao trong các vở opera Việt Nam. Để làm rõ các vấn đề này, luận án đặt đối tƣợng giọng nữ cao trong hệ thống tổng thể vở opera với các mối quan hệ trong vở diễn: quan hệ với kết cấu vở diễn, quan hệ với các vai diễn khác, quan hệ với dàn nhạc.

  1. Vị trí và tính cách nhân vật giọng nữ cao trong opera Việt Nam
    1. Vị trí giọng nữ cao trong opera Việt Nam

Đến thời điểm này, theo cách nhận diện và gọi tên của các  tác giả, Việt Nam có tám vở opera. Trong đó, bảy vở có giọng nữ cao  kết hợp cùng giọng nam cao, nam trung, tham gia làm giọng hát chính, nhân vật chính trong vở diễn (trừ vở Bông Sen). Những tiết mục dành cho vai diễn giọng nữ cao trong opera Việt Nam thường giữ vị trí quan trọng. Các tiết mục này có thể được sử dụng để biểu diễn độc lập, bởi mỗi tiết mục đều có nội dung độc lập, đồng thời  gắn kết với nội dung vở diễn, thể hiện hình tượng nhân vật, hình tượng âm nhạc rõ nét với những kỹ thuật thanh nhạc riêng. Nội dung thểhiện của các vai diễn giọng nữ cao thường xoay quanh hình  ảnh  của người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, dịu dàng, tinh  tế, chung thủy, sắt son... Khi đất nước lâm nguy, có chiến tranh, những giá trị tinh thần cao đẹp ấy được nâng lên đầy đủ, trọn vẹn hơn trong hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.

Nhìn vào bảng tổng kết ta có thể thấy: Vở có các tiết mục đơn ca vai nữ chính chiếm nhiều nhất là vở Cô Sao, có 5/6 tiết mục chiếm 83%. Vở có các tiết mục đơn ca vai nữ chính chiếm ít nhất là vở Bên bờ K’rông Pa, có 2/9 tiết mục chiếm 22%. Vở có các tiết mục song  ca, tam ca vai nữ chính chiếm nhiều nhất là các vở Tình yêu của em,với 4/4 tiết mục chiếm 100%. Ngƣời giữ cồn, với 3/3 tiết mục chiếm 100%. Lá đỏ, với 3/3 tiết mục chiếm 100%. Vở có các tiết mục song ca, tam ca có vai nữ chính chiếm ít nhất là vở Người tạc tượng với 3/6 tiết mục chiếm 50%. Vở có các tiết mục hợp ca vai nữ chính chiếm nhiều nhất là vở Tình yêu của em, với 5/5 tiết mục chiếm 100%, vở Người giữ cồn, với 11/11 tiết mục chiếm 100%. Vở có các tiết mục hợp ca vai nữ chính chiếm ít nhất là vở Người tạc tượng, với 8/14 tiết mục chiếm 57%...

  1. Khắc họa tính cách nhân vật giọng nữ cao bằng âm nhạc

Mối quan hệ giữa các tiết mục dành cho giọng nữ cao - vai nữ chính với nội dung âm nhạc của vở opera là mối quan hệ nhất quán, thể hiện trong các chủ đề âm nhạc. Trong các tác phẩm âm nhạc, chủ đề âm nhạc, với ý nghĩa là thành phần thể hiện tư tưởng chủ đạo, cốt   lõi của tác phẩm, chính là nội dung thể hiện nhiều nhất mối quan hệ này. Chủ đề có thể là một ý nhạc, giai điệu, hoặc một phần của giai điệu chứa đựng những nét đặc trưng, đó cũng là phần âm nhạc được khẳng định và nhắc lại nhiều lần...

2.2.  Giọng nữ cao trong các tiết mục opera Việt Nam

     Mỗi tiết mục trong opera đều có vị trí, vai trò khác nhau. Với mỗi giọng hát được phân bổ trong các vai diễn của vở opera, các NS sẽ dành cho vai diễn, giọng hát các tiết mục khác nhau mà ở đó, ngoài nhiệm vụ là một thành phần của kịch bản, đều hướng đến việc tạo ra hình tượng âm nhạc riêng, phù hợp với nhân vật, với vai diễn, với giọng hát được sử dụng để thể hiện.

  1. Đặc điểm âm nhạc của các tiết mục đơn ca viết cho giọng nữ cao
  2. Đặc điểm âm nhạc của các tiết mục hợp ca có giọng nữ cao

 

2.3.  Giọng nữ cao trong mối quan hệ với dàn nhạc

Dàn nhạc giao hưởng là thành phần luôn có mặt trong tác phẩm opera cổ điển châu Âu. Ngoài chức năng thể hiện những phần nhạc độc lập như: nhạc mở màn, kết thúc, chuyển cảnh..., dàn nhạc còn phối hợp với các giọng hát qua các tiết mục thanh nhạc trong vở opera...

  1. Kỹ thuật đồng âm

Trong các trích đoạn có sự phối hợp giữa giọng nữ cao với dàn nhạc, thủ pháp thường xuyên xuất hiện là kỹ thuật đồngâm. Trong các aria giọng nữ cao, các song ca, tam ca có giọng nữ cao, giai điệu hát thường có một (hoặc một nhóm) nhạc cụ trong dàn nhạc đi kèm giai điệu hát, tạo hiệu quả hỗ trợ âm lượng và pha trộn âm sắc...

  1. Các kiểu phối hợp khác giữa dàn nhạc và giọng nữ cao

Tạo bối cảnh:

Bối cảnh trong vở opera có thể được thực hiện bởi sự phối hợp giữa dàn nhạc, các giọng hát, cảnh trí trên sân khấu. Dàn nhạc thường vào khúc nhạc đầu nhằm thiết lập khung cảnh kịch, sau đó giọng hát xuất hiện, tiếp tục làm rõ nét diễn biến kịch. Ngoài vị trí vào trước giọng hát, dàn nhạc còn kết hợp cùng giọng hát trong suốt tiết mục để góp phần xây dựng bối cảnh với việc sử dụng các âm hình tiết tấu, âm sắc nhạc cụ, hòa âm, âm lượng…

Dàn nhạc báo trước giai điệu chủ đề của giọng nữ cao:

Trong một số tiết mục, dàn nhạc phối hợp với giọng hát với vai trò báo trước giai điệu chủ đề.

Dàn nhạc đối thoại với giọng hát hoặc lấp đầy những chỗ giọng hát ngân dài hay nghỉ.

Tiểu kết

Trong chương 2, luận án đã chứng minh được rằng: giọng nữ cao (soprano) luôn chiếm ưu thế trong các vở opera Việt Nam,không chỉ do số lượng các tiết mục mà còn ở vị trí, sự khắc họa tính cách nhân vật được thể hiện trong các tác phẩm. Thông qua việc phân tích các tiết mục hát đơn ca của giọng nữ cao và các tiết mục song ca, tam ca, hợp ca có giọng nữ cao tham gia, luận án đã lựa chọn được những tiết mục với giá trị nghệ thuật và nội dung hoàn chỉnh, để có thể sử dụng độc lập trong giảng dạy và biểu diễn.

  • Luận án đã làm rõ mối quan hệ phối hợp giữa giọng nữ cao và dàn nhạc trong kỹ thuật đồng âm với vai trò hỗ trợ  âm lượng và pha trộn màu sắc lẫn nhau. Ngoài kỹ thuật đồng âm, còn cho thấy các kiểu phối hợp khác giữa dàn nhạc và giọng nữ cao như: tạo bối cảnh, báo trước giai điệu chủ đề, đối thoại với giọng hát, lấp đầy những chỗ giọng hát ngân dài hoặc nghỉ… Nắm rõ mối quan hệ phối hợp với dàn nhạc sẽ giúp cho người ca sĩ chủ động hơn trong thể hiện tác phẩm,    cân bằng âm lượng giọng hát, đạt hiệu quả biểu diễn cao nhất.

Khảo sát, nghiên cứu từ những phương diện nêu trên giúp nhận diện giọng nữ cao trong các opera Việt Nam với dung mạo, đặc điểm

 âm nhạc rõ nét. Những đặc điểm này sẽ gợi ý việc lựa chọn, sử dụng các kỹ thuật thanh nhạc cụ thể, riêng biệt trong từng tiết mục để thực hành trong biểu diễn và giảng dạy thanh nhạc, góp phần thể hiện giọng nữ cao trong các opera Việt Nam một cách có sáng tạo và hiệu quả hơn.

 

CHƯƠNG 3

KỸ THUẬT GIỌNG NỮ CAO TRONG OPERA VIỆT NAM

 

Chương 3 sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng kỹ thuật bel canto, về vấn đề kỹ thuật phát âm tiếng Việt, những kỹ thuật được sử dụng để thể hiện yếu tố âm nhạc dân tộc đối với các tiết mục giọng nữ cao. Những ứng dụng kỹ thuật bel canto theo từng trường hợp cụ thể được tổng hợp và giới thiệu trong chương 3.

3.1. Thể hiện kỹ thuật bel canto trong các tiết mục giọng nữ cao

Từ góc độ của người hát, việc thể hiện các tiết mục thanh nhạc trong opera bằng những kỹ thuật thanh nhạc phương Tây là bắt buộc. Những hạn chế,  bất cập cần hỗ trợ, giải quyết khi kết hợp các kỹ thuật: hát liền giọng, hát âm nảy, hát nói, hát lướt nhanh, hát với sắc thái to nhỏ, hát rung láy... vào ngôn ngữ tiếng Việt sẽ được giới thiệu sau đây qua một số  các tiết mục điển hình của giọng nữ cao hoặc những tiết mục có giọng nữ cao tham gia.

... Từ một số ví dụ điển hình trên, một điều nhận thấy rõ là các kỹ thuật hát như: hát liền giọng, hát âm nảy, hát láy, hát nói, hát lướt nhanh, hát với sắc thái to nhỏ… đã được các nhạc sĩ sử dụng trong các tiết mục đơn ca và trong các tiết mục có giọng nữ cao tham gia. Các kỹ thuật hát này được đưa vào ngôn ngữ tiếng Việt với mục đích thể hiện nội dung, miêu tả từng tình huống kịch, đặc điểm nhân vật cụ thể một cách hợp lý, nhuần nhuyễn, phù hợp… chúng tôi đưa ra những bài tập gợi ý cho từng tiết mục từng yêu cầu cụ thể nhằm giúp người học, người biểu diễn giải quyết những vấn đề nan giải, những điểm khó, không thuận lợi… khi kết hợp kỹ thuật hát phương Tây, ngôn ngữ Việt Nam trước khi vào tác phẩm.

3.2.  Vấn đề phát âm tiếng Việt 

  1. Một số vấn đề kỹ thuật phát âm tiếng Việt 

... Kỹ thuật hát trong opera Việt Nam có sự khác biệt so với opera kinh điển châu Âu. Sự khác biệt đó chủ yếu xuất phát từ sự khác biệt ngôn ngữ, cách phát âm (ngữ điệu và dấu thanh), cùng với những yếu tố âm nhạc dân tộc các vùng miền trên đất nước Việt Nam. Người hát phải khéo léo trong việc kết hợp kỹ thuật bel canto của thanh nhạc phương Tây với kỹ thuật thể hiện âm điệu dân tộc Việt Nam...

Khi hát opera Việt Nam, dù được trang bị tốt các kỹ thuật bel canto vẫn cần nắm rõ những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt. Luyện tập những nguyên âm của tiếng Việt ngay từ bước đầu một cách cẩn thận, rõ ràng và chuẩn bị tốt việc xử lý ngôn ngữ, luyến láy, những âm đệm trong lối hát dân ca và nhạc cổ truyền, các giai điệu mang âm hưởng dân tộc... những giải pháp này sẽ giúp cho các ca sĩ , học viên khắc phục được những khó khăn, hạn chế từ sự khác biệt trong kết hợp kỹ thuật hát phương Tây vào ngôn ngữ Việt Nam...

Trên cơ sở vận dụng kỹ thuật bel canto trong thể hiện các opera Việt Nam, chúng tôi đúc rút ra một số vấn đề về sự thể hiện dấu thanh tiếng Việt, cách vận dụng âm mở, âm đóng… trong giai điệu giọng nữ cao opera Việt Nam.

  1. Lời ca trong các tiết mục giọng nữ cao 

Đi sâu vào vấn đề ngôn ngữ lời ca trong tác phẩm, chúng tôi mong muốn người học hát, người diễn viên hiểu hơn về ngônngữ của nhân vật, của thời đại mà câu chuyện được diễn ra… Từ đó, sự diễn đạt khi phát âm cũng sẽ mang đậm sắc thái của vai diễn, đặc điểm tính cách của nhân vật, giai đoạn lịch sử của vở diễn. Lời ca sẽ giúp người hát thể hiện tốt, phát âm nhả chữ sao cho tròn, rõ. Đồng thời, người hát cũng phải khắc phục được những hạn chế của ca từ với những ràng buộc của phát âmtiếng Việt để giúp người nghe cảm nhận nội dung vở diễn mạch lạc và súc tích, cũng như tạo cho người biểu diễn cảm  xúc chân thật đối với vai diễn.

  1. Tầm cữ của các tiết mục giọng nữ cao 

Trong các vở opera Việt Nam, các vai diễn giọng nữ cao hầu hết  là giọng nữ cao trữ tình, nên các nhạc sĩ đã chú trọng mở rộng âm vực giọng ở âm khu trung và trầm hơn là khai thác các nốt ở âm khu cao. Điều này hoàn toàn phù hợp khi thể hiện tính cách nhân vật với giọng hát trữ tình, trong những màn hát nói tự sự hay đối đáp với lời hát có nhiều dấu giọng là dấu huyền (\), dấu nặng (.)...

Xét về tầm cữ giọng thì đây chưa phải là vấn đề khó cho giọng nữ cao Việt Nam khi thể hiện giai điệu âm nhạc bằng kỹ thuật bel canto. Nhưng, thể hiện giai điệu âm nhạc bằng kỹ thuật bel canto mà vẫn giải quyết được những vấn đề khó trongngôn ngữ tiếng Việt như: xử lý từ  có âm đóng, các dấu giọng, từ trái dấu với giai điệu, khi hát những nốt ở âm khu cao, ngân dài, thể hiện âm điệu dân tộc... mà vẫn bảo đảm

 âm lượng của giọng hát trước dàn nhạc giao hưởng, làm rõ tính cách nhân vật, nội dung diễn đạt... đòi hỏi cần có giải pháp cụ thểđể người học, người hát nghiên cứu, học tập và giải quyết...

3.3. Thể hiện yếu tố âm nhạc dân tộc trong các tiết mục giọng nữ cao

  1. Chất liệu âm nhạc dân tộc

Chất liệu âm nhạc là những “yếu tố ban đầu gợi nên những cảm xúc âm nhạc"3[3] mà người NS đã thu thập được trong cuộc sống và sử dụng để thể hiện trong tác phẩm âm nhạc của mình. Chất liệu âm nhạc được biểu hiện rất đa dạng trong cuộc sống. Chất liệu âm nhạc dân tộc cụ thể có thể là những làn điệu dân ca, dân nhạc, những tiết tấu quen thuộc trong thực tếcuộc sống, kể cả là những ấn tượng, cảm xúc trong các tác phẩm văn chương, thi ca, hội họa... thể hiện tâm hồn, văn hóadân tộc. Đối với các tiết mục viết cho giọng nữ cao, là những vai chính, các tác giả đã tập trung xây dựng hình tượng âm nhạc với những chất liệu mang bản sắc riêng rõ nét… Có thể thấy, sử dụng chất liệu âm nhạc đặc trưng làm cho chủ đề âm nhạc của các tiết mục có giọng nữ cao trở nên cô đọng, tạo đặc điểm, điểm nhấn riêng, hình tượng âm nhạc riêng cho tiết mục cũng như cho vở opera. Trong đó,  ngoài việc sử dụng nguyên gốc làn điệu dân ca, còn có cách sử dụng thang âm - điệu thức, sử dụng motif hoặc nét nhạc, quãng đặc trưng… làm chất liệu xây dựng tiết mục âm nhạc trong các opera Việt Nam.

  1. Kỹ thuật thanh nhạc thể hiện chất liệu âm nhạc dân tộc 

Đối với nghệ thuật opera nói chung, tiêu chí nghệ thuật và kỹ thuật chính để thể hiện luôn là nghệ thuật bel canto. Tuynhiên với opera Việt Nam, các tiết mục có sử dụng giai điệu dân ca, âm nhạc truyền thống Việt Nam thì việc sử dụng kỹthuật bel canto để thể hiện cần phải lưu ý sao cho hài hòa, phù hợp. Người hát phải thể hiện được tinh thần của giai điệu, có sự tinh tế trong kết hợp giữa kỹ thuật bel canto và các lối hát truyền thống như: làn điệu dân ca các vùng miền, hát ru, hát ngâm, ca trù, ả đào, chèo... Ở mục này, chúng tôi sẽ nêu một số ví dụ điển hình về kỹ thuật hát bel canto kết hợp với các yếu tố âm nhạc truyền thống dân tộc qua một số tiết mục giọng nữ cao, đưa ra những bài tập gợi ý...

3.4.  Giải pháp về đào tạo và biểu diễn giọng nữ cao trong opera Việt Nam

Trên cơ sở những phân tích trên đây, chúng tôi thấy cần đưa ra một số vấn đề và giải pháp trong việc sử dụng các trích đoạn, tiết mục thanh nhạc giọng nữ cao trong opera Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng việc thực hành giảng dạy tại khoa thanh nhạc của các cơ sở đào tạo như sau:

  1. Về tài liệu

Trong quá trình nghiên cứu và thực hành giảng dạy, chúng tôi đã lựa chọn, sắp xếp, hệ thống lại một cách khoa học các trích đoạn, tiết mục thanh nhạc (đơn ca, song ca, tam ca…) cho giọng nữ cao trong opera  Việt Nam với nội dung độc lập, thể hiện hình tượng nhân vật, hình tượng âm nhạc rõ nét với những kỹ thuật thanh nhạc riêng, có thể sử dụng một cách độc lập trong đào tạo và biểu diễn. Chúng tôi thiết kế như  một cuốn sổ tay chuyên môn về opera Việt Nam, cung cấp đầy đủ những nội dung cần thiết, dễ hiểu từ:  văn bản tác phẩm, cốt truyện, chủ đề tư tưởng, bối cảnh ra đời, lịch sử dàn dựng tác phẩm, tiểu sử nhạc sĩ, nghệ sĩ hát… hướng đến mục đích giúp cho người thực hiện hiểu biết sâu hơn tác phẩm, hỗ trợ người học hát, người biểu diễn,  người giảng dạy, dễ dàng tiếp cận, chọn lựa những tác phẩm phù hợp với giọng hát để áp dụng vào chương trình học và thực hành trên sân khấu biểu diễn.

  1. Về đào tạo
  2. Bổ sung các tác phẩm, trích đoạn: aria, arioso, ballade, romance, ca khúc… với giá trị nghệ thuật và nội dung hoàn chỉnh vào chương trình giảng dạy ĐH năm thứ 1, năm thứ 2… và trong chương trình tốt nghiệp ĐH, đòi hỏi có ít nhất một tác phẩm, trích đoạn trong opera Việt Nam có dàn dựng biểu diễn. Với yêu cầu là: Khi các em tốt nghiệp ĐH, sử dụng nhuần nhuyễn được các kỹ thuật thanh. Nhạc cổ điển phương Tây kết hợp với kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tiếng Việt Nam và kỹ thuật diễn viên, thông qua các tiết mục trong opera Việt Nam.
    1. Về luyện tập và biểu diễn 

Ở mục này, chúng tôi đưa ra những giải pháp cho các ca sĩ , học viên khắc phục được những khó khăn, hạn chế từ sự khác biệt trong kết hợp kỹ thuật hát phương Tây vào ngôn ngữ Việt Nam.

  1. Về ngôn ngữ tiếng Việt
  2. Về các kỹ thuật thanh nhạc phương Tây
  3. Đối với người học
    1. Đối với người giảng dạy
  4.  Một vài lưu ý trong luyện tập 

Tiểu kết

Chương 3 của luận án trình bày kỹ thuật thanh nhạc của giọng nữ cao trong opera Việt Nam. Cùng với kỹ thuật bel canto, những kỹ thuật hát giúp người hát áp dụng và giải quyết mọi yêu cầu biểu hiện của tác phẩm như: hát liền giọng, hát âm nảy, hát nói, hát lướt nhanh, hát với sắc thái to nhỏ, hát rung láy... đã được các NS Việt Nam sử dụng một cách linh hoạt, đa dạng trong các tiết mục thanh nhạc của giọng nữ cao với mục đích rất rõ ràng: diễn tả nhân vật, cảm xúc nhân vật, tạo hình tượng cho nhân vật.

1. Thông qua những phân tích, luận án cũng đưa ra những bài tập gợi ý thực hiện các kỹ thuật này trong từng trường hợp cụ thể, từng tiết mục điển hình qua thực hành giảng dạy và biểu diễn. Sau khi đưa ra những quan điểm về phát âm tiếng Việt đối với việc thể hiện giọng nữ cao trong các opera Việt Nam, chương viết đi vào những kỹ thuật ban đầu về phát âm và thể hiện ca từ tiếng Việt với mối quan hệ kỹ thuật bel canto. Mặt dù chỉ đưa ra những điểm chung nhất trong thể hiện tiếng Việt nhưng mục này đã nêu được những đặc điểm quan trọng của phát âm tiếng Việt khi sử dụng kỹ thuật bel canto. Sau khi phân tích những đặc điểm khác biệt của phát âm tiếng Việt khi sử dụng kỹ thuật bel canto, luận án gợi ý một số mẫu tập về nguyên âm có trong tiếng Việt để giải quyết vấn đề luyện âm. Đối với nghệ sĩ ca hát chuyên nghiệp, những bài tập gợi ý, hãy bắt đầu từ những bài tập nói, sau đó tập hát đồng âm rồi luyện tập vào những từ khó phát âm, luyện thanh trên những giai điệu dân tộc... Với những bước chuẩn bị cẩn thận như vậy sẽ giúp cho người hát thuận tiện, dễ dàng hơn khi bắt vào những bài tập có lời với yêu cầu cao hơn khi kết hợp âm điệu dân tộc và kỹ thuật bel canto để có được âm thanh đạt yêu cầu mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc của tiếng Việt. Đó là điều mà mỗi nghệ sĩ biểu diễn luôn phải cố gắng và hướng tới. 

2. Chương 3 cũng đã giới thiệu một số tiết mục giọng nữ cao có sử dụng chất liệu âm nhạc dân tộc (đơn ca, hợp ca), giới thiệu các kỹ thuật thể hiện dựa trên nền tảng học thuật của nghệ thuật bel canto và quan điểm phát âm tiếng Việt cho tròn vành rõ chữ. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật thanh nhạc mà tác phẩm yêu cầu với những yêu cầu về thể hiện âm điệu dân tộc như: những làn điệu dân tộc, dân gian, những thể loại hát truyền thống, cách phát âm nhả chữ, bẻ làn nắn điệu... trong chương này chúng tôi cũng đưa ra những giải pháp cho các ca sĩ, học viên khắc phục được những khó khăn, hạn chế từ sự khác biệt trong kết hợp kỹ thuật hát phương Tây vào ngôn ngữ Việt Nam.

 3. Trong thực tế diễn xướng, mỗi nghệ sĩ đều có những quan điểm, cảm xúc, cách thể hiện riêng. Nhưng, trên phương diện khoa học, những nội dung được nêu ở chương này là những tổng kết được kế thừa từ nghệ thuật thanh nhạc phương Tây kết hợp với nội dung âm nhạc của các vở opera Việt Nam và cũng dựa trên những khảo sát phân tích của người trực tiếp tham gia biểu diễn, giảng dạy giọng nữ cao… Tuy nhiên, mỗi diễn viên cũng cần phải linh hoạt, uyển chuyển trong vận dụng, học tập những kinh nghiệm, những kỹ thuật thanh nhạc phương Tây, kỹ thuật xử lý ngôn ngữ trong ca hát truyền thống, sự vận dụng đối với từng vai diễn, tình huống kịch, giai điệu âm nhạc... Sử dụng kỹ thuật hát của nghệ thuật thanh nhạc cổ điển phương Tây, thể hiện tinh thần của giai điệu mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Như vậy mới chuyển tải được cảm xúc, nội dung tác phẩm đến người nghe một cách rõ ràng, sâu sắc và gần gũi.

 

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

 

Luận án đặt vấn đề nghiên cứu giọng nữ cao (soprano) trong tổng thể vở opera Việt Nam dưới góc độ của người biểu diễn, giảng dạy mong góp một phần nhỏ và kế thừa, tiếp nối những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước trong phát triển nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp nước nhà.

Trong chương 1, chúng tôi giải thích các khái niệm quan trọng;  tóm tắt tiến trình phát triển và đặc điểm của giọng nữ cao (soprano); hát tiếng Việt với phong cách bel canto, lịch sử hình thành và phát triển của opera Việt Nam qua các giai đoạn để làm cơ sở lý luận và thực tiễn. Đây là những nội dung cơ sở, phục vụ cho việc nghiên cứu  làm rõ đặc điểm của giọng nữ cao trong opera Việt Nam ở chương 2 và là cơ sở nền tảng để chúng tôi triển khai nghiên cứu về kỹ thuật giọng nữ cao trong opera Việt Nam ở chương 3 của luận án.

Trong chương 2, sau khi nghiên cứu, khảo sát, phân tích 7 vở opera Việt Nam, chúng tôi đã chứng minh được rằng: giọng nữ cao chiếm vị trí, vai trò quan trọng, chiếm ưu thế trong các vở opera Việt Nam không chỉ do số lượng các tiết mục giọng nữ cao tham gia trong mỗi vở mà còn ở vai trò, sự khắc họa tính cách nhân vật. Những phân tích về yếu tố âm nhạc, kỹ thuật thanh nhạc, đặc điểm âm nhạc qua các tiết mục trong chương 2, ngoài xác định vai trò âm nhạc còn cho thấy tính chất nghệ thuật, sự đầu tư về ý tưởng sáng tạo của các tác giả đối với các vai diễn thuộc giọng hát này. Chúng tôi đã lựa chọn ra những tiết mục ghi lại dấu ấn của vở diễn về nội dung, vai diễn, kỹ thuật hát, từ đó tạo nên dấu ấn cho người nghệ sĩ biểu diễn để có thể sử dụng độc lập trong giảng dạy, biểu diễn.

Từ phương pháp hệ thống - cấu trúc, luận án nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa giọng nữ cao với các yếu tố khác trong các tác phẩm opera Việt Nam mà điển hình là với dàn nhạc. Đúc rút ra những điểm lưu ý giúp cho người hát có nhận thức, kinh nghiệm khi biểu diễn với dàn nhạc giao hưởng, đồng thời cũng giúp cho các NS trong kinh nghiệm sáng tác.

Từ sự kế thừa những nghiên cứu đi trước của các tác giả Vĩnh  Long, Hoàng Kiều, Võ  Văn Lý, Trần Ngọc Lan... kết hợp với nghiên  cứu, so sánh, chúng tôi cho thấy sự khác biệt và đa dạng (từ các nguyên âm) trong ngôn ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ các nước phương Tây, cụ thể là tiếng Ý (là ngôn ngữ điển hình được sử dụng trong các tác phẩm âm nhạc kinh viện phương Tây). Chúng tôi đưa ra những  quan điểm về phương pháp phát âm tiếng Việt khi sử dụng kỹ thuật bel canto trong các tiết mục giọng nữ cao trong opera Việt Nam. Thông qua phân tích những kỹ thuật thanh nhạc phương Tây như: hát liền giọng, hát âm nảy, hát nói, hát lướt nhanh, hát với sắc thái to nhỏ, hát rung láy… chúng tôi đưa ra những giải pháp cho giọng nữ cao giải quyết được những hạn chế về kỹ thuật, những nhược điểm thường mắc phải khi áp dụng các kỹ thuật này vào những tiết mục giọng nữ cao trong opera Việt Nam. Chúng tôi cũng đưa ra những bài tập thực hành về luyện âm, luyện thanh nhằm cải thiện những vấn đề không tương đồng giữa phát âm tiếng Việt và kỹ thuật bel canto giúp cho người hát,người biểu diễn giải tỏa được những băn khoăn, những khó khăn thường mắc phải mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc của tiếng Việt.

Nội dung tiếp theo của chương 3, chúng tôi tập trung nghiên cứu những tiết mục giọng nữ cao có yếu tố âm nhạc dân tộc. Đặc biệt, khi kết hợp kỹ thuật bel canto và âm điệu dân tộc, chúng tôi gợi ý những bài luyện tập về ứng dụng kỹ thuật bel canto kết hợp hài hoà với một số lối hát truyền thống như: chèo, hát ru, ngâm, ca trù, ả đào… với mục đích làm rõ phần hồn, bản sắc văn hóa của dân tộc, thấy rõ các đặc trưng của dân tộc và góp phần đem âm nhạc kinh viện đến với mọi người dân Việt Nam một cách nhẹ nhàng, dễ dàng và sâu đậm.

Kết quả nghiên cứu của luận án vừa đóng góp những vấn đề kiến thức âm nhạc trong các vở opera Việt Nam, đặc biệt là đối với nghệ thuật biểu diễn giọng nữ cao, giảng dạy và biểu diễn thanh nhạc - giọng nữ cao trong nền âm nhạc chuyênnghiệp.

Luận án cũng góp phần bổ sung những tài liệu, kiến thức, bài bản từ opera Việt Nam vào chương trình giảng dạy bậc ĐH tại khoa thanh nhạc của các cơ sở đào tạo trong cả nước. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp người học, người biểu diễn dễ dàng hơn trong thể hiện các tiết mục giọng nữ cao trong các vở opera Việt Nam một cách có sáng tạo, phù hợp mà vẫn giữ được bảnsắc dân tộc của người Việt. Hy vọng luận án cũng là   một tài liệu tham khảo cho những đề tài có liên quan như: các loại giọng hát, opera, tác giả - tác phẩm... đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam

KHUYẾN NGHỊ

Nghiên cứu những vấn đề thuộc về chuyên ngành thanh nhạc phục vụ cho đào tạo và biểu diễn đang rất cần thiết, đó là một quá trình lâu dài, đòi hỏi có nhiều bàn tay cùng góp sức. Bản thân đề tài này như một trong những công trình góp phần gợi mở vấn đề. Hy vọng ngày càng có nhiều những quan tâm hơn đến lĩnh vực nghiên cứu thuộc chuyên ngành thanh nhạc, nghiên cứu sâu sắc thấu đáo hơn, mở rộng hơn, có thể ứng dụng một cách triệt để trong giảng dạy, biểu diễn thanh nhạc nói riêng và âm nhạc nói chung.

Để triển khai các kết quả của luận án đạt được hiệu quả, chúng tôi mong muốn thực hiện được các hoạt động sau đây:

  • Cần có những buổi sinh hoạt khoa học về opera Việt Nam. Bổ sung opera Việt Nam vào chương trình giảng dạy thanh nhạc bậc ĐH một  cách chính thống.
  • Ưu tiên sử dụng các tiết mục, trích đoạn trong opera Việt Nam vào thực hành kỹ năng diễn xuất.
  • Từng bước xây dựng phòng tập (studio) cho sinh viên luyện tập; tổ chức dàn dựng opera Việt Nam, bắt đầu từ những tríchđoạn, màn, cảnh... ưu tiên cho những sinh viên thực hiện chương trình tốt nghiệp ĐH.
  • Cần triển khai công tác nghiên cứu thuộc chuyên ngành thanh nhạc trong giảng viên, sinh viên khoa thanh nhạc.
  • Mở rộng các mối quan hệ liên kết với các học viện âm nhạc, nhà hát giao hưởng, tạo điều kiện cho sinh viên giao lưu, học hỏi, thực hành một cách chính thức.
  • Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa tại khoa thanh nhạc cho các sinh viên nghe, đọc, xem băng hình và thực hành trực tiếp.
  • Xây dựng phòng thư viện của khoa với những dữ liệu về âm thanh, hình ảnh, tư liệu... hỗ trợ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập cho người dạy và người học...
 
Đầu trang
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn