|
|
Tin tức hoạt động |
Thứ bảy, 23/11/2024 |
|
|
|
|
|
HƯỚNG DẪN XÉT TẶNG DANH HIỆU NHÀ GIÁO NHÂN DÂN, NHÀ GIÁO ƯU TÚ NĂM 2014
Căn
cứ Thông tư số 07/2012/TT-BGDĐT ngày 17/02/2012/TT-BGDĐT hướng dẫn tiêu
chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân
dân, Nhà giáo Ưu tú (NGND-NGƯT); Căn cứ Công văn số 639/BGDĐT-VP ngày
17/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai xét tặng danh
hiệu NGND-NGƯT lần thứ 13 năm 2014;
I. ĐỐI TƯỢNG XÉT TẶNG
1.
Giảng viên các khoa, ban thuộc Trường; cán bộ quản lý kiêm nhiệm giảng
dạy (khi tham gia xét danh hiệu vinh dự nhà giáo sẽ chuyển về xét ở
khoa, ban kiêm nhiệm giảng dạy).
2. Nhà giáo có quyết định nghỉ
hưu trong thời gian từ khi kết thúc đợt nhận hồ sơ xét tặng lần thứ 12
(05/6/2012) đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ tại các đơn vị thuộc
Trường (11/3/2014) vẫn thuộc đối tượng xét tặng danh hiệu NGND-NGƯT năm
2014.
3. Giảng viên của Trường đã nghỉ hưu vẫn tiếp tục tham gia
công tác giảng dạy, quản lý (cán bộ, giảng viên cơ hữu) tại các cơ sở
giáo dục ngoài công lập.
4. Đối tượng được đề nghị xét tặng danh
hiệu NGND-NGƯT phải đạt các tiêu chuẩn quy định tại Mục II của văn bản
này và không trong thời gian bị thi hành kỷ luật.
II. TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG
1. Tiêu chuẩn Nhà giáo Nhân dân
1.1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
1.2.
Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề; gương mẫu, thực
sự là tấm gương sáng cho người học và đồng nghiệp noi theo; hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đơn
vị trở thành Tập thể lao động xuất sắc; đã được Nhà nước phong tặng danh
hiệu Nhà giáo Ưu tú từ 6 năm trở lên tính đến năm đề nghị; tiếp tục đạt
thành tích cao sau khi được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú với một
trong các hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu sau đây: Chiến sĩ thi
đua toàn quốc; Huân chương Lao động, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc trở lên;
Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước;
Có tài năng sư
phạm xuất sắc, có uy tín lớn và ảnh hưởng trong ngành và trong xã hội,
là nhà giáo đầu đàn tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, là nhà giáo
mẫu mực được học trò và nhân dân kính trọng, có nhiều thành tích trong
công tác bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ và
nghiên cứu khoa học:
- Giảng dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao,
có nhiều sinh viên giỏi, có đóng góp phát hiện và bồi dưỡng sinh viên
tài năng, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước;
- Có sáng kiến,
giải pháp, đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng rộng rãi trong công
tác giảng dạy, giáo dục hoặc quản lý giáo dục được Hội đồng khoa học
cấp Tỉnh, Bộ, cấp Nhà nước xếp loại, tính từ sau năm được phong tặng
danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Cụ thể:
a. Đối với giảng viên
-
Biên soạn giáo trình: Chủ biên 02 giáo trình (hoặc chủ biên 01 giáo
trình và tham gia biên soạn 02 giáo trình) đã được xuất bản;
- Bài báo khoa học: Có 03 bài báo khoa học đăng trong nước hoặc quốc tế;
-
Nghiên cứu khoa học: Chủ trì 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh, Bộ
hoặc 02 nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước đã ứng dụng có
hiệu quả trong giảng dạy, được Hội đồng khoa học cấp Tỉnh, Bộ, cấp Nhà
nước đánh giá, nghiệm thu, xếp loại tốt (loại A);
- Hướng dẫn
thực hiện luận án, luận văn: Hướng dẫn chính ít nhất 03 nghiên cứu sinh,
trong đó có 02 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ;
hoặc hướng dẫn ít nhất 05 học viên cao học đã bảo vệ thành công luận văn
thạc sĩ;
- Thâm niên công tác: Có thời gian trực tiếp giảng dạy từ 20 năm trở lên.
b. Đối với cán bộ quản lý
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Chủ trì 02 đề tài nghiên cứu khoa học được
Hội đồng khoa học cấp Tỉnh, cấp Bộ, cấp Nhà nước nghiệm thu, xếp loại
tốt (loại A), được ứng dụng có hiệu quả trong công tác;
- Xây
dựng thể chế: Đã chủ trì hoặc tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật, quy định tổ chức, hoạt động, thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi
mới và phát triển sự nghiệp giáo dục, góp phần làm cho đơn vị thực hiện
tốt chức năng nhiệm vụ và đạt thành tích xuất sắc;
- Thâm niên công tác: Có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp giảng dạy.
-
Đối với cán bộ quản lý là cấp trưởng hoặc cấp phó thì tập thể, đơn vị
do cán bộ đó quản lý, chỉ đạo phải đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất
sắc ít nhất 02 năm liền kề với năm đề nghị phong tặng.
2. Tiêu chuẩn Nhà giáo Ưu tú
2.1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2.2.
Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu, chăm sóc, giáo
dục học trò; gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho người học và đồng
nghiệp noi theo, được người học, đồng nghiệp, nhân dân kính trọng. Hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có đóng góp trong việc xây dựng đơn
vị, trường học trở thành Tập thể lao động xuất sắc; có ít nhất 7 năm là
chiến sĩ thi đua cơ sở, trong đó có 3 năm liên tục liền kề năm đề nghị
xét tặng danh hiệu nhà giáo và có ít nhất 01 lần được công nhận danh
hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, cấp bộ hoặc được Thủ tướng Chính phủ
tặng Bằng khen, hoặc 3 lần được tặng Bằng khen của tỉnh, bộ.
Có
tài năng sư phạm, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục, giảng dạy đạt
chất lượng tốt, hiệu quả cao, có nhiều sinh viên giỏi; có cải tiến hoặc
sáng kiến, kinh nghiệm, giải pháp kỹ thuật, đề tài nghiên cứu khoa học
được áp dụng đạt hiệu quả trong công tác giảng dạy, giáo dục hoặc quản
lý giáo dục được Hội đồng khoa học các cấp đánh giá, xếp loại. Cụ thể:
a. Đối với giảng viên
-
Công tác chuyên môn: Giảng dạy, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa
học, thực tập đạt chất lượng và hiệu quả cao; có đóng góp trong đổi mới
mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp và nâng cao chất lượng
giáo dục; có đóng góp xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên dạy giỏi
của chuyên ngành, của Trường; có đóng góp trong việc hướng dẫn sinh
viên, học viên cải tiến phương pháp học tập; tích cực nghiên cứu khoa
học đạt thành tích cao, có sinh viên giỏi;
- Biên soạn giáo
trình: Chủ biên 01 giáo trình hoặc tham gia biên soạn ít nhất 02 giáo
trình được đưa vào giảng dạy và đã được xuất bản hoặc là tác giả của 02
sách chuyên khảo;
- Bài báo khoa học: Có ít nhất 05 bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước;
-
Nghiên cứu khoa học: Chủ trì 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp
Tỉnh hoặc nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước đã được Hội đồng
khoa học cấp Tỉnh, Bộ, cấp Nhà nước đánh giá, xếp loại khá (loại B);
-
Hướng dẫn thực hiện luận án, luận văn: Hướng dẫn ít nhất 02 nghiên cứu
sinh, trong đó có 01 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến
sĩ hoặc hướng dẫn ít nhất 05 học viên cao học đã bảo vệ thành công luận
văn thạc sĩ;
- Thâm niên công tác: Có thời gian trực tiếp giảng dạy từ 15 năm trở lên.
b. Đối với cán bộ quản lý
-
Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học: Chủ trì ít nhất 02 giải pháp
hoặc 02 sáng kiến hoặc 02 đề tài nghiên cứu khoa học trong thời gian làm
cán bộ quản lý (hoặc 01 trong thời gian trực tiếp giảng dạy và 01 trong
thời gian quản lý) có tác dụng đổi mới phương pháp giảng dạy và công
tác quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý được Hội đồng khoa học cấp Tỉnh,
Bộ đánh giá, xếp loại khá (loại B) trở lên;
- Xây dựng thể chế:
Đã tham mưu, chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy định hoạt
động, tổ chức nhằm thực hiện có kết quả công cuộc đổi mới và phát triển
sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng đơn vị đạt danh hiệu Tập thể lao
động xuất sắc. Thực sự là tấm gương sáng để đồng nghiệp noi theo, học
tập;
- Thâm niên công tác: Có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có ít nhất 10 làm công tác giảng dạy.
-
Đối với cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp trưởng hoặc cấp phó thì tập thể,
đơn vị do cán bộ đó quản lý, chỉ đạo phải đạt danh hiệu Tập thể lao động
tiến tiến ít nhất 03 năm liền kề với năm đề nghị phong tặng (trong đó
có 01 năm đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc).
III. QUY TRÌNH, THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ
1. Quy trình xét tặng danh hiệu NGND-NGƯT
1.1. Bước 1. Giới thiệu và bỏ phiếu tín nhiệm
-
Các trưởng đơn vị thuộc Trường tổ chức họp toàn thể cán bộ, viên chức
trong đơn vị để phổ biến về đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình và hồ sơ đề
nghị xét tặng các danh hiệu, được quy định tại hướng dẫn này;
-
Trên cơ sở nắm vững đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình xét chọn, tổ chức
cho cán bộ, viên chức tự giới thiệu và giới thiệu công khai những người
có đủ tiêu chuẩn;
- Toàn thể cán bộ, giảng viên trong đơn vị trao
đổi thành tích, công lao của từng người, so sánh, đối chiếu với tiêu
chuẩn và bỏ phiếu tín nhiệm. Kết quả kiểm phiếu tín nhiệm được công bố
công khai trong đơn vị;
- Các nhà giáo được đưa vào danh sách sơ duyệt là những người phải đạt từ 80% số phiếu tín nhiệm của cán bộ, viên chức trở lên;
-
Các đơn vị gửi Biên bản giới thiệu và kết quả bỏ phiếu tín nhiệm (Mẫu
1.3a) và Bản khai thành tích cá nhân (Mẫu 2) về Hội đồng xét tặng danh
hiệu NGND-NGƯT cấp Trường (thông qua Tổ Thư ký).
1.2. Bước 2. Tổ chức sơ duyệt
Trên
cơ sở danh sách của các đơn vị gửi về, Tổ Thư ký tập hợp thông tin,
tổng hợp danh sách nhà giáo và trình Hội đồng xét tặng danh hiệu
NGND-NGƯT Trường để xem xét, trao đổi thành tích công lao của từng
người, xem xét những ý kiến đóng góp, đánh giá của cán bộ, viên chức ở
Bước 1, đối chiếu với tiêu chuẩn và bỏ phiếu sơ duyệt.
1.3. Bước 3. Công bố kết quả sơ duyệt và tổ chức thăm dò dư luận
Công
bố kết quả sơ duyệt trong toàn Trường và tổ chức thăm dò dư luận về
danh sách các nhà giáo đã sơ duyệt tại Bước 2. Đối tượng thăm dò bao gồm
tất cả cán bộ, viên chức và đại diện sinh viên thuộc Trường.
1.4. Bước 4. Hội đồng xét duyệt và bỏ phiếu tán thành
-
Trên cơ sở danh sách đã sơ duyệt và kết quả thăm dò dư luận của các đơn
vị gửi về, Hội đồng xét tặng danh hiệu NGND-NGƯT Trường tổ chức phiên
họp để xem xét và bỏ phiếu tán thành. Kết quả bỏ phiếu tán thành được
công bố trong toàn Trường;
- Các nhà giáo có số phiếu đạt từ 90%
tổng số thành viên hội đồng (theo Quyết định thành lập hội đồng) trở lên
được hoàn chỉnh hồ sơ và đưa vào danh sách đề nghị Hội đồng xét tặng
danh hiệu NGND-NGƯT Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Hồ sơ đề nghị xét tặng các danh hiệu nhà giáo
2.1. Hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu NGND (2 bộ)
- Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu NGND (Mẫu 2 - đánh máy và không đóng quyển);
-
Bản sao giấy chứng nhận sáng kiến, giải pháp, giáo trình (trang bìa có
ghi tên tác giả và nhà xuất bản), biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu
khoa học, bài báo khoa học (tên và mục lục bài báo đăng trên tạp chí
hoặc kỷ yếu hội nghị quốc tế) và chứng nhận các danh hiệu thi đua, hình
thức khen thưởng có liên quan đến tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo
Nhân dân.
2.2. Hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu NGƯT (2 bộ)
- Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu NGƯT (Mẫu 2 - đánh máy và không đóng quyển);
-
Bản sao giấy chứng nhận sáng kiến, giải pháp, giáo trình (trang bìa có
ghi tên tác giả và nhà xuất bản), biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu
khoa học, bài báo khoa học (tên và mục lục bài báo đăng trên tạp chí
hoặc kỷ yếu hội nghị quốc tế) và chứng nhận các danh hiệu thi đua, hình
thức khen thưởng có liên quan đến tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo
Ưu tú.
2.3. Hồ sơ các đơn vị gửi về Hội đồng xét tặng danh hiệu NGND-NGƯT Trường gồm có:
- Biên bản giới thiệu và kết quả bỏ phiếu tín nhiệm NGND (Mẫu 1.3a): 02 bản;
- Biên bản giới thiệu và kết quả bỏ phiếu tín nhiệm NGƯT (Mẫu 1.3a): 02 bản;
- Bản khai thành tích cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu NGND (Mẫu 2): 02 bản;
- Bản khai thành tích cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu NGƯT (Mẫu 2): 02 bản.
Sau khi có kết quả sơ duyệt, nhà giáo được đưa vào danh sách phiên họp bỏ phiếu tán thành cần bổ sung:
- Hồ sơ của cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu NGND: 02 bộ;
- Hồ sơ của cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu NGƯT: 02 bộ.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Quảng cáo
|