Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử Bộ VHTTDL
Thư điện tử Học viện
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 13544638
Tin tức hoạt động Thứ bảy, 23/11/2024

Ngày 8-9 tháng 10 năm 2014 vừa qua, hội thảo quốc tế “Đào tạo ngành Sáng tác âm nhạc trong giai đoạn hiện nay” do Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam đồng tổ chức đã diễn ra thành công tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Hội thảo có sự tham dự của bà Đặng Thị Bích Liên- Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, PGS-TS-NGƯT Lê Văn Toàn- Giám đốc Học viện ÂNQGVN, TS Đỗ Hồng Quân- Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cùng nhiều nhạc sĩ, nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên Việt Nam và đại biểu đến từ các nước đến từ Nauy, Hà Lan, Philippines, Lào…

Các tham luận trong hội thảo tập trung vào những vấn đề chính như: đánh giá lại những thành quả đạt được của nền âm nhạc mới Việt Nam gần một thế kỷ qua (NS Doãn Nho, NS Nguyễn Thị Minh Châu); những khó khăn, bất cập xoay quanh việc đào tạo ngành Sáng tác hiện nay ở Việt Nam như vấn đề tuyển sinh đầu vào (NS Cát Vận, NS Trần Mạnh Hùng); chưa có giáo trình dành cho ngành Sáng tác, các môn kiến thức âm nhạc nhằm trang bị kỹ năng cho sinh viên sáng tác quá lỗi thời, chưa cập nhật được những tri thức mới từ thực tiễn của âm nhạc thế giới (NS Trần Mạnh Hùng, NS Trần Lưu Hoàng); những khó khăn trong biểu diễn tác phẩm bởi chi phí dàn dựng quá tốn kém (NS Vũ Nhật Tân); những xu hướng đào tạo ngành Sáng tác hiện nay ở một số nước trên thế giới (Bjorn Bolstad- Nauy, Geir Johnson- Nauy, Maria Christine Muyco- Philippines, Ad Van Dongen- Hà Lan)…

Trước thực trạng đào tạo ngành Sáng tác âm nhạc ở Việt Nam hiện nay, hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp hết sức hữu ích như: cần nuôi dưỡng, khuyến khích sự sáng tạo của người học (NS Cát Vận, Geir Johnson- Nauy); cần đổi mới chương trình, giáo trình đáp ứng nhu cầu của xã hội, bên cạnh tiếp tục giảng dạy kỹ năng sáng tác cho nhạc cụ phương Tây và dàn nhạc giao hưởng còn hướng học viên đi sâu hơn vào sáng tác cho các nhạc cụ truyền thống; mở thêm chuyên ngành Công nghệ âm nhạc; khuyến khích học viên sáng tác cho hợp xướng hoặc ca khúc nghệ thuật đệm bởi piano hoặc guitare (NS Trần Quý, NS Vĩnh Cát, PGS-TS Bùi Huyền Nga, NS Vũ Nhật Tân), đưa kiến thức và kỹ năng thực hành sáng tác theo phương thức cổ truyền vào đào tạo ngành Sáng tác (PGS-TS Nguyễn Thuỵ Loan); tạo điều kiện để cho các nhạc sĩ dàn dựng các tác phẩm khí nhạc (TS Đỗ Hồng Quân).

Các đại biểu quốc tế đánh giá cao những tham luận, ý kiến phát biểu trong Hội thảo đã rất tâm huyết và thẳng thắn đánh giá về thực trạng đào tạo ngành Sáng tác âm nhạc ở Việt Nam hiện nay và tin rằng mặc dù sự nghiệp đào tạo các nhạc sĩ sáng tác đang trong giai đoạn khó khăn nhưng sẽ vượt qua và tìm ra con đường đi mới (Geir Johnson- Nauy).

Tạ Thúy Linh

Đầu trang
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn