Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử Bộ VHTTDL
Thư điện tử Học viện
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 13601296
Tin tức hoạt động Thứ tư, 04/12/2024

Tác giả: Dương Ngọc Tú
Tên đề tài:  “Giảng dạy 10 tác phẩm mới cho sinh viên bậc đại học Sáo trúc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam” 
Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy chuyên ngành Âm nhạc (Sáo)
Mã số: 60 21 02 02
Cán bộ hướng dẫn khoa học:  
Ngày đăng: 31/10/2019

 

Toàn văn Luận văn

Tóm tắt Luận văn

MỞ ĐẦU

  1. Lý do chọn đề tài

Sáo trúc là một trong những nhạc cụ truyền thống được người dân Việt Nam yêu thích từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến vùng núi xa xôi. Từ một nhạc cụ dân gian, Sáo trúc trong nền âm nhạc đương đại Việt Nam ngoài chức năng chơi hòa tấu, ngày nay còn có thể diễn  tấu các bản nhạc mới của các tác giả Việt Nam và nước ngoài. Trong hơn nửa thế kỷ qua, nhiều tác phẩm mới viết cho Sáo trúc đã phản ánh được cuộc sống, chiến đấu và được công chúng  yêu thích. 

Các tác phẩm mới sáng tác cho Sáo trúc vừa mang trong mình hơi thở của thời đại với những giai điệu, tiết tấu mới mẻ đã thể hiện được tâm hồn và cảm xúc của người Việt Nam. Các tác giả đã không quên đưa âm hưởng dân tộc vào trong tác phẩm, phát triển từ dân ca và ca khúc cách mạng. Một số tác phẩm còn sử dụng và phát triển các làn điệu mang  phong cách Chèo, Huế, Cải Lương... Các tác phẩm do các nhạc sĩ Việt Nam sáng tác cho Sáo trúc đã khẳng định vị thế và chỗ đứng trong nền âm nhạc đương đại Việt Nam.  Bên cạnh việc kế thừa phong cách âm nhạc dân tộc, một số các tác phẩm còn mang đậm tính sáng tạo của mỗi nhạc sỹ. Trong những năm gần đây, do sự yêu chuộng của công chúng với các tác phẩm mới sáng tác cho Sáo trúc nên việc giảng dạy 10 tác phẩm mới bậc đại học cho Sáo trúc ngày càng trở nên cấp thiết hơn.  

Một trong những mục tiêu quan trọng trong việc đào tạo chuyên nghành Sáo trúc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trong bối cảnh thời kỳ hội nhập quốc tế âm nhạc truyền thống  chính là việc nghiên cứu sâu hơn về các tác phẩm mới sáng tác cho Sáo trúc. Trong đào tạo Sáo trúc bậc đại học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, việc giảng dạy các tác phẩm mới đóng một vai trò rất quan trọng. Việc tìm hiểu sâu về những đặc điểm của 10 tác phẩm mới sáng tác cho Sáo trúc với những đặc điểm về kỹ thuật và nghệ thuật diễn tấu là một yêu cầu cấp thiết hiện nay để có thể nâng cao chất lượng giảng dạy. Về đề tài viết cho Sáo trúc, nhiều công trình nghiên cứu, luận văn đã được soạn thảo, tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu vào 10 tác phẩm được đề cập trong luận văn này. 

Từ lý do trên, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Giảng dạy 10 tác phẩm mới cho sinh viên bậc đại học Sáo trúc tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu của luận văn. 

  1. Lịch sử nghiên cứu

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, các luận văn từ ở nhiều góc độ khác nhau của Lê Văn Phổ, Triệu Tiến Vượng, Nguyễn Hoàng Anh, Sầm Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Quang Vịnh, Nguyễn Đức Thao. Các luận văn này nghiên cứu về các thể loại âm nhạc truyền thống, phong cách, dân ca và cũng có những luận văn nghiên cứu về các tác phẩm mới nhưng chỉ liên quan đến vấn đề hệ thống hóa nội dung dạy tác phẩm mới và có luận văn nghiên cứu về dạy tác phẩm mới ở bậc trung cấp, chưa có công trình nào nói về giảng dạy 10 tác phẩm mới bậc đại học tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam  

Những tìm hiểu về các công trình nói trên đã chứng minh rằng luận văn “Giảng dạy 10 tác phẩm mới cho sinh viên bậc đại học Sáo trúc  tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam” của tôi không trùng lặp với bất kỳ luận văn nào trước đây.

  1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất các giải pháp cụ thể, đi sâu nghiên cứu 10 tác phẩm mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đại học cho Sáo trúc Khoa nhạc cụ truyền thống, Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là 10 tác phẩm mới sáng tác cho Sáo trúc, chương trình, giáo trình giảng dạy Đại học nhạc cụ truyền thống Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn tìm hiểu về  nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng như khả năng tiếp thu của sinh viên chuyên ngành Sáo trúc. 

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 10 tác phẩm mới viết cho Sáo trúc bậc Đại học tại Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam

  1. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình viết luận văn, để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của

đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 

-  Phương pháp lý thuyết: bao gồm các phương pháp sưu tầm tư liệu, thống kê, phân loại, phân tích tổng hợp. - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành biên soạn giáo án mẫu, tổ chức dạy thực nghiệm. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm.

- Phương pháp phi thực nghiệm: Tổ chức điều tra đánh giá khách quan kết quả thực nghiệm, lấy ý kiến bộ môn đánh giá các giải pháp mà luận văn đã đề ra.

  1. Những đóng góp của luận văn

-       Hệ thống hóa các kỹ thuật một cách khoa học thông qua 10 tác phẩm mới này, nâng cao kỹ thuật diễn tấu một cách toàn diện và phương pháp sử lý tác phẩm nhằm đạt được hiệu quả cao trong biểu diễn nhạc cụ Sáo trúc.

-          Tìm hiểu và nghiên cứu một số kỹ thuật mới phát hiện để đưa vào giáo trình giảng dạy, giúp cho sinh viên hiểu một cách bài bản hơn.

-       Góp phần khẳng định vị thế cao của cây Sáo trúc trong sự nghiệp giảng dạy, biểu diễn và các yếu tố chuyên nghiệp khác. 

  1. Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được chia thành hai chương:

Chương 1: Một số khái niệm chung và thực trạng giảng dạy 10 tác phẩm mới cho sáo trúc.

Chương 2: Các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy 10 tác phẩm cho sáo trúc

Chương 1

Tác phẩm mới và Sáo trúc, thực trạng giảng dạy

1.1. Những đặc điểm trong 10 tác phẩm mới sáng tác cho Sáo trúc.

Để có thể hiểu sâu về các tác phẩm mới này, chúng ta phải phân tích những đặc điểm về kỹ thuật diễn tấu, về những cảm xúc âm nhạc có trong những tác phẩm. 10 tác phẩm được  phân tích trong luận văn này đều có một xu hướng chung là mang âm hưởng dân ca và nhạc cổ và mang phong cách âm nhạc các vùng miền, các dân tộc Việt Nam. Những nội dung trên đều được thể hiện một  cách cụ thể  trong các kỹ thuật diễn tấu Sáo trúc khác nhau. Chúng tôi sẽ đi sâu phân tích về những đặc điểm trong 10 tác phẩm mới sáng tác cho Sáo trúc sau: Tác phẩm “Tiếng gọi mùa xuân” sáng tác Đinh Thìn, “Hương Quê” sáng tác Triệu Tiến Vượng, “Tiếng sáo trên nương” sáng tác Hồng Thái, “Mùa xuân biên phòng” sáng tác Ngọc Phan, “Phiên chợ vùng cao” sáng tác Triệu Tiến Vượng, “Vũ khúc song đăng” sáng tác Hồng Thái, “Quê mới” sáng tác Triệu Tiến Vượng, “Gọi bạn” sáng tác Nguyễn Đình Dũng, “Bài ca mới của người dân du mục” sáng tác Giản Quảng Dịch, “Vung roi quất ngựa vận chuyển lương thực” sáng tác Ngụy Hiền Trung. 

Việc tìm ra những đặc điểm nổi bật trong 10 tác phẩm nói trên sẽ giúp ích cho việc biểu diễn và nâng cao chất lượng giảng dạy Sáo trúc bậc đại học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

  1. Âm hưởng dân ca và nhạc cổ trong 10 tác phẩm mới

-  Phát triển Dân ca:      

Trong những tác phẩm sáng tác cho Sáo trúc có sử dụng thủ pháp phát triển dân ca đa số là những tác phẩm nhỏ. Số lượng dân ca các dân tộc Việt nam là rất lớn, rất phong phú và đa dạng với nhiều màu sắc, cung bậc cảm xúc khác nhau. Trong giảng dạy Sáo trúc, những tiểu phẩm này có một vị trí quan trọng ở bậc Trung cấp, tuy nhiên khi các nhạc sĩ phát triển ra hình thức lớn hơn như ba đoạn phức thì có thể đưa vào giảng dạy ở bậc đại học. 

- Sử dụng các ngôn ngữ âm nhạc cổ truyền: (hơi, điệu...): Trong các tác phẩm sáng tác cho Sáo trúc, các nhạc sĩ cũng thường sử dụng các ngôn ngữ âm nhạc cổ truyền như Chèo, Ca Huế, Tài tử - Cải lương... Ngoài ra, chất liệu Hát văn, Ca trù... 

- Sử dụng các kỹ thuật mang âm hưởng dân ca và nhạc cổ trong cấu trúc tác phẩm mới

Âm hưởng dân ca và nhạc cổ truyền trong những bài bản gốc khác với âm hưởng được các nhạc sĩ sáng tác phát triển trong tác phẩm mới. Từ những hình tượng âm nhạc trong tác phẩm mới hình thành nên những âm hưởng và kỹ thuật diễn tấu mới trên cây Sáo trúc. 

Phong cách âm nhạc các dân tộc và các vùng miền

Phong cách âm nhạc của các dân tộc thiểu số (Tây bắc, Tây Nguyên...): 

               Phong cách âm nhạc của các dân tộc thiểu số các vùng miền nói trên rất phong phú, đa dạng và nhiều màu sắc của thiên nhiên và cuộc sống. Cây Sáo trúc thể hiện những phong cách này khá thành công. Ví dụ như tác phẩm “Phiên chợ vùng cao”, “Hương Quê” sáng tác Triệu Tiến Vượng. Sự hiểu biết về lý luận cũng như thực hành biểu diễn nhạc cổ còn giúp ích cho sinh viên Sáo trúc chơi thành công các tác phẩm mới bởi các nhạc sĩ sáng tác những tác phẩm mới cho Sáo trúc đều dựa vào những làn điệu dân ca, nhạc cổ. 

            1.1.3.  Khái quát về cây Sáo trúc

Trải qua sự  phát triển không ngừng, cây Sáo trúc của Việt Nam đang ngày càng được nâng tầm vóc để vươn lên đến trình độ nghệ thuật chuyên nghiệp. Phải nói rằng, tác phẩm mới có một tác dụng đặc biệt trong phát triển kỹ thuật diễn tấu cũng như sự thể hiện phong cách và xúc cảm âm nhạc cho sinh viên Sáo trúc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Trong giảng dạy Sáo trúc tại khoa Nhạc cụ truyền thống Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam thì Sáo ngang là loại Sáo được sử dụng chủ yếu. Sáo ngang Việt Nam có 2 loại phổ biến là Sáo 6 lỗ và 10 lỗ. Ở các tác phẩm mới trong bậc đại học thì chủ yếu sử dụng Sáo 10 lỗ với nhiều loại Sáo khác nhau để phù hợp với tác phẩm và ý đồ của tác giả. 

               Những thành tựu trong cải tiến Sáo trúc của các nhà chế tác nhạc cụ là nguồn động lực giúp cho các nhạc sĩ sáng tác và nghệ sĩ biểu diễn Sáo trúc phát huy những sáng tạo mới trên con đường nghệ thuật. 

1.2. Những đặc điểm của Sáo trúc trong 10 tác phẩm mới

Có được sự thành công trong biểu diễn và giảng dạy Sáo trúc chúng ta rất biết ơn sự đóng góp quý giá của các nhạc sĩ sáng tác. Trong 10 tác phẩm cho Sáo trúc này, có người là nhạc sĩ chuyên nghiệp như Giản Quảng Dịch (tác phẩm Trung Quốc), ngoài ra còn có lực lượng các nghệ sĩ Sáo trúc kiêm nhạc sĩ sáng tác khá đông như Ngọc Phan, Đinh Thìn, Hồng Thái, Triệu Tiến vượng... 

1.2.2. Những đặc điểm về kỹ thuật 

1.2.2.1. Tư thế: Ở bất cứ trường hợp nào người thổi Sáo cũng phải giữ cho mình có một tư thế thoải mái, không gồng vai, gồng người, các động tác dứt khoát, mềm mại và uyển chuyển. Lưng thẳng, người ngay ngắn, tránh nghiêng vẹo. 

1.2.2.2. Kỹ thuật hơi;    Kỹ thuật hơi trong Sáo trúc có những nét tương đồng với kỹ thuật hơi trong các nhạc cụ hơi phương Tây những cũng có những điểm khác biệt. Trước hết là kỹ thuật “lấy hơi”, người nghệ sĩ Sáo trúc có thể lấy hơi qua mũi hoặc qua miệng rồi chuyển lượng hơi qua khí quản vào đến phổi. Để chơi các tác phẩm mới sáng tác cho Sáo trúc, họ cần phân câu một cách hợp lý để lấy hơi đúng chỗ, từ đó có thể lấy hơi nhanh hoặc chậm theo yêu cầu của tác phẩm. 

            Kỹ thuật ngón: Cũng như các nhạc cụ truyền thống khác, người nghệ sĩ chơi Sáo trúc cũng cần sử dụng các kỹ thuật tay phải, tay trái và kết hợp hai tay. * Tay trái; * Tay phải. 

  1. Kỹ thuật lưỡi

Ngoài kỹ thuật lưỡi đơn, trong Sáo trúc còn sử dụng kỹ thuật lưỡi kép là một kỹ thuật nâng cao sau lưỡi đơn sẽ được tôi nói đến kỹ hơn trong chương II.

  1. Những đặc điểm về nghệ thuật
    1. Về thang âm và điệu thức

Một trong những đặc điểm trong 10 tác phẩm mới sáng tác cho Sáo trúc là các tác giả thường sử dụng thang 5 âm kết hợp với điệu thức trưởng thứ châu Âu. Các tác giả đã sử dụng những chất liệu dân ca và nhạc cổ truyền, từ đó phát triển thành cấu trúc tác phẩm. Điều này cũng khá phổ biến trong các tác phẩm phát triển từ chủ đề dân ca viết cho các nhạc cụ phương Tây. 

  1. Về giai điệu và nhịp điệu, tiết tấu

Những nghiên cứu sâu về đặc điểm thang âm, điệu thức của 10 tác phẩm sáng tác cho Sáo trúc giúp ích cho chúng ta rất nhiều khi phân tích về giai điệu và nhịp điệu, tiết tấu của 10 tác phẩm sáng tác cho Sáo trúc nói trên. 

1.2.3.3. Xử lý sắc thái trong 10 tác phẩm

Trong nghệ thuật biểu diễn Sáo trúc nói chung và 10 tác phẩm nói riêng, để có thể diễn đạt những xúc cảm âm nhạc chúng ta cần đi sâu tìm hiểu về việc xử lý sắc thái âm nhạc có trong tác phẩm. 

1.2.3.4. Xử lý phong cách dân ca và nhạc cổ trong 10 tác phẩm

Khi bàn về phong cách âm nhạc, chúng ta thường nghiên cứu sâu về phong cách sáng tác và phong cách biểu diễn âm nhạc. trong phần này, chúng tôi xin phép chỉ đề cập tới lĩnh vực phong cách trong biểu diễn Sáo trúc qua 10 tác phẩm nói trên. 

Phong cách dân ca

Phong cách nhạc cổ 

1.3. Thực trạng giảng dạy 10 tác phẩm mới cho Sáo trúc tại HVANQGVN

            1.3.1. Về tổ bộ môn Sáo trúc

Bộ môn Sáo trúc là một bộ môn có truyền thống và phát triển từ những ngày đầu thành lập trường. Hiện nay, tổ bộ môn chuyên ngành Sáo trúc của Khoa NCTT gồm có 4 giảng viên: 

ThS.NSƯT. Triệu Tiến Vượng - Tổ trưởng bộ môn Sáo trúc, Ths. Nguyễn Hoàng Anh, Ths. Nguyễn Đức Thao.CN. Bùi Công Thơm

1.3.2.      Tác phẩm mới trong thực tế giảng dạy Sáo Trúc bậc Đại Học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Đối với các nhạc cụ truyền thống nói chung và Sáo trúc nói riêng thì khái niệm “Tác phẩm mới” để chỉ những tác phẩm được các nhạc sĩ sáng tác và chuyển soạn nhằm phân biệt với những làn điệu, bài bản nhạc cổ. Như đã phân tích ở phần trên, thuật ngữ tác phẩm mới ở đây để chỉ các tác phẩm có tác giả của các nhạc sĩ Việt Nam và quốc tế nhằm phân biệt với những bài bản, làn điệu âm nhạc dân gian truyền thống các dân tộc. 10 tác phẩm bao gồm: Tiếng sáo trên nương; Tiếng gọi mùa xuân; Mùa xuân biên phòng; Vũ khúc song đăng; Vung roi quất ngựa vận chuyển lương thực; Gọi bạn; Bài ca mới của người dân du mục; Hương quê; Phiên chợ vùng cao; Quê mới...

1.3.3. Nhận xét về chương trình và giáo trình đang sử dụng

Có thể thấy sự đa dạng và phong phú trong giáo trình giảng dạy Sáo trúc bậc đại học và chính sự đa dạng này đã tạo ra một nhiều màu sắc khác nhau cho nghệ thuật biểu diễn Sáo trúc của Việt Nam. Từ đó, chúng ta  lại càng thấy được sự nỗ lực không ngừng của các nghệ sỹ, giảng viên Bộ môn Sáo trúc của Học viện là rất lớn lao và có ý nghĩa đối với việc đào tạo các thế hệ tương lai. Tuy nhiên, riêng ở mảng tác phẩm mới bậc đại học vẫn có sự bất cập trong việc phân bổ tác phẩm mới cho từng năm, việc chọn tác phẩm phù hợp trình độ mỗi sinh viên là chưa được quan tâm đúng mức.  

1.3.4. Những ưu nhược điểm trong giảng dạy 10 tác phẩm cho sáo trúc 

1.3.4.1. Phương pháp giảng dạy của giảng viên

1.3.4.2. Khả năng tiếp thu của sinh viên:

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

             Nội dung trong chương 1 của luận văn đã khái quát về vai trò của Sáo trúc trong đời sống âm nhạc đương đại Việt Nam. Đồng thời, tác giả luận văn đã phân tích và đánh giá về vị trí, vai trò và giá trị của 10 tác phẩm mới viết cho Sáo trúc trong biểu diễn và giảng dạy.  Một số tác phẩm mới được sử dụng trong giáo trình giảng dạy Sáo trúc bậc đại học tại HVANQGVN nhưng chưa được phân tích một cách khoa học và có hệ thống. Chương 1 của luận văn cũng đã trình bày thực trạng giảng dạy Sáo trúc bậc đại học tại HVANQGVN, đề cập tới chương trình, giáo trình giảng dạy, đồng thời nếu ra một số vấn đề còn tồn tại cần khắc phục về phương pháp giảng dạy và học 10 tác phẩm mới trong bộ môn Sáo trúc. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số bất cập, phương pháp giảng dạy của các giảng viên thiếu sự đồng nhất. Qua nhiều năm học tập tại HVANQGVN tôi thấy thực tế 10 tác phẩm mới ở bậc đại học cần củng cố và phát huy thêm những cái hay vần còn ẩn chứa tiềm tàng bên trong và quan trọng hơn là hệ thống hóa lại toàn bộ để đưa vào quỹ đạo giảng dạy  một cách ổn định hơn, vấn đề này sẽ được trình bày trong chương 2 của luận văn. 

Chương 2

Các giải pháp nâng cao chất lượng

  1. Giảng dạy 10 tác phẩm mới sáng tác cho sáo trúc 

Như đã trình bày trong chương 1, 10 tác phẩm mới sáng tác cho Sáo trúc cần được đưa vào giảng dạy một cách có hệ thống để nâng cao chất lượng đào tạo của bộ môn. Việc phân tích sâu về kỹ thuật diễn tấu trong 10 tác phẩm mới cho Sáo trúc sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác giảng dạy Sáo trúc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

  1. Giảng dạy những vấn đề về kỹ thuật diễn tấu trong 10 tác phẩm mới cho Sáo trúc

Cũng như các nhạc cụ phương Tây và nhạc cụ truyền thống khác, việc giảng dạy kỹ thuật diễn tấu 10 tác phẩm mới sáng tác cho Sáo trúc là một trong những giải pháp mang tính khoa học phù hợp với thực tiễn giảng dạy tại HVANQGVN. 

2.1.1.1.      Những vấn đề về tư thế và hơi

  1. Kỹ thuật về ngón 

Kỹ thuật ngón Sáo trúc phải đáp ứng những bài bản có tốc độ thường cao hơn so với một số nhạc cụ truyền thống khác. Sự kết hợp giữa các bộ phận cơ thể với sự chuyển động của ngón tay là điều cần thiết và chỉ có kết hợp một cách hài hòa và hợp lý thì sinh viên mới có thể phát triển kỹ thuật diễn tấu một cách vững vàng, chắc chắn.

2.2.1.3. Kỹ thuật về lưỡi

Lưỡi đơn: là hình thức đánh lưỡi mà lưỡi chỉ bật ra một chiều từ trong ra ngoài. Thường thì lưỡi đơn sẽ được bật ra với cách phát âm là “Ta – ta – ta – ta”. Lưỡi kép: là hình thức đánh lưỡi mà lưỡi bật ra cả hai phía trong và ngoài (bật lưỡi ra ngoài một, rụt lưỡi lại bật được thêm âm nữa) thường được sử dụng để chơi những đoạn nhạc có tiết chùm 4 kép. Phát âm như sau: Te – ke – te – ke hoặc Ta – ka – ta – ka, cũng có thể là Tắc – ca – tắc – ca để âm thanh vang ra được sắc nét hơn. Kỹ thuật về phi lưỡi: Là tạo độ rung ở trong lưỡi khiến câu nhạc trở nên rất sinh động. Người chơi cần cong lưỡi lại và phát âm R kéo dài và thổi hơi tác động trực tiếp vào lưỡi để lưỡi được bật liên tục như những chiếc quạt.

2.2.1.4.  Các kỹ thuật luyến, láy, vỗ, rung

Trong kỹ thuật láy ở các tác phẩm mới bậc đại học sẽ có một số dạng về ngón như ngón láy trực tiếp (tr), láy sau, láy ngắn, láy dài và láy rền, vỗ ngón (hay sử dụng trong các tác phẩm mang âm hưởng Tây Nguyên), giả rung hơi bằng cách tác động ngón vào Sáo.

  1. Những phân tích và những giải pháp trong giảng dạy 10 tác phẩm mới cho sáo trúc hệ đại học

          Đây là phần chính yếu của luận văn nhằm tìm ra các giải pháp cụ thể trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy 10 tác phẩm sáng tác cho Sáo trúc nói trên. Trong những phân tích dưới đây, chúng tôi đi sâu vào những nội hàm mang  tính kỹ thuật, phong cách và phương pháp thể hiện âm nhạc của mỗi tác phẩm với mong muốn giúp ích cho sinh viên Sáo trúc khi đi vào luyện tập. 

  1. Giảng dạy tác phẩm “Tiếng gọi mùa Xuân” của Đinh Thìn

Tác phẩm “Tiếng gọi mùa xuân” được cố NSUT Đinh Thìn sáng tác năm 1968, là một trong những tác phẩm Sáo trúc đầu tiên độc tấu cùng dàn nhạc giao hưởng và dàn nhạc dân tộc. Chú thích trước khi vào tác phẩm rất quan trọng, theo chúng tôi rất cần thiết phải viết về tính chất của bài như sau: Tác phẩm nói đến tiết trời chuyển từ mùa đông giá lạnh sang không khí mùa xuân đẹp đẽ, vui tươi, những sự rộn ràng trong từng ánh mắt của từng người được bộc lộ rất rõ ràng, bầu trời mây xanh có những chú chim Én với bao tiếng hót hồ hởi đua nhau bay không mỏi cánh được thể hiện rõ nét trong nhiều nét giai điệu cũng như các kỹ thuật được sử dụng để tạo nên màu sắc âm thanh nêu bật khung cảnh xuân sang, một lời vẫy gọi của thiên nhiên. 

 

2.2.2.2 Giảng dạy các tác phẩm của Hồng Thái

Tiếng sáo trên nương” là tác phẩm viết cho Sáo trúc 10 lỗ nổi tiếng nhất của Thạc sĩ- NSUT Hồng Thái. Tác phẩm đã dành huy chương vàng – hội diễn 1980.

Tác phẩm “Vũ Khúc Song Đăng” của cố thạc sỹ - NSUT Hồng Thái nói về lễ hội thả Hoa đăng là lễ hội thắp đèn được trang trí bằng những chiếc đèn hoa. Hoa đăng được thắp sáng nhằm mục đích tôn vinh những giá trị tinh thần, giá trị tâm linh và văn hóa của người Việt Nam vào những ngày lễ lớn. 

    Đến phần giữa của tác phẩm được chuyển tốc độ từ nhanh thành chậm rãi ban đầu nhưng có sự thay đổi chút về mang tính biến tấu một chút và cường độ cũng như hơi thở ta cần điều mạnh mẽ, dồn dập hơn khá nhiều. Chú ý các nốt Rê3 ô nhịp 3 dòng 3 và Rê3 ô nhịp 2 dòng 4 trang cuối ta đánh ff, phi lưỡi và láy..

2.2.2.3. Giảng dạy các tác phẩm của Triệu Tiến Vượng

Tác phẩm “Hương Quê” được NSUT Triệu Tiến Vượng được phát triển từ bài “Cây trúc xinh” dân ca quan họ Bắc Ninh.

               Chúng ta cũng cần lưu ý là từ ô nhịp thứ 7 ta thấy tất cả các nốt Fa đều #, trong âm nhạc phương Tây gọi đây là bậc 6 tăng và thuộc bậc hòa âm hạ át S lớn, nốt này mang một ý nghĩa rất lớn tạo phần cuốn hút hơn hẳn khi chúng được hòa cùng dàn nhạc, người chơi lưu ý mỗi khi gặp nốt Fa# đều phải chơi rất tế nhị, không bao giờ được chơi quá rõ ràng nốt Fa# này vì nếu vậy thì tính chất đặc trưng của âm nhạc truyền thống sẽ bị loãng đi. Cao trào ở phần nhanh được gia tăng ở cột 2 sau lần nhắc lại đoạn nhanh đầu tiên bằng nốt Rê3 thổi rất mạnh và láy tr liên tục.

Sau đoạn này là đoạn Candenza, ở phần Cadenza ta cần chơi súc tích, nhanh chóng nhưng không quá vội, cần tránh sự rề rà và ỉ ôi, từ những câu cú vuốt ngón liên tục cho đến những ngón láy tr đã chứng mình được điều đó.

                  Tác phẩm “Phiên chợ vùng cao” của Thạc sỹ - NSUT Triệu Tiến Vượng là một tác phẩm đồ sộ và có quy mô số thành viên tham gia dàn nhạc đệm rất lớn đặc biệt là bộ gõ, kèn Sona cũng được tác giả đưa vào đệm để tạo màu sắc tuyệt vời. Tác phẩm được viết năm 2004 độc tấu 3 Sáo (Sáo Mèo tone La cao, Sáo trúc tone Đô và Sáo La trầm). 

               Tác phẩm “Quê mới” của Thạc sỹ - NSUT Triệu Tiến Vượng. Đây là tác phẩm đầu tay của tác giả được viết năm 1976 khi. Tác phẩm được bắt đầu với tiết tấu chậm, nốt Rê ngân dài đầu bài ta cần điều hơi với cường độ to dần lên đến ô nhịp thứ 3 ta láy rền nốt Rê xuống nốt Đô nhẹ nhàng.
2.2.2.4. Giảng dạy tác phẩm “Gọi bạn” của Nguyễn Đình Dũng 

Tác phẩm “Gọi bạn” sáng tác Nguyễn Đình Dũng. Tác giả dùng chất liệu Tây Nguyên để phát triển miêu tả những cung bậc lãng mạn đầy xúc cảm của chàng trai cô gái cao nguyên, của tình yêu và hạnh phúc tuổi trẻ. Tác phẩm được đánh giá là vô cùng có chiều sâu, xuyên suốt nội dung của tác phẩm là những giai điệu nhiều tính hình tượng và đôi khi trừu tượng, có lúc mê hoặc như một tình yêu chơm nở, có lúc lại như một sự chới với, sự tiếc nuối, trăn trở và than vãn cũng như có lúc bùng lên thôi thúc như những ngọn lửa. 

2.2.2.5. Giảng dạy tác phẩm “Mùa Xuân biên phòng” của Ngọc Phan 

Được mở đầu với tiết tấu tự do miêu tả một sớm mùa xuân nơi xứ xa, cửa ngõ thiêng liêng của tổ quốc, âm hưởng cao như phần nào khơi gợi một chút nỗi nhớ nhà của những người lính đang quên mình làm tốt nhiệm vụ canh gác trọng đại. Các nốt son1 người chơi cần chú ý vuốt mềm từ si giáng xuống một cách mềm mại nhưng không được quá chậm sẽ gây ra sự điệu đà không cần thiết, chỉ cần đủ mềm mại là sẽ ra được chất Mèo vốn có trong bài. 

Tác phẩm được kết bài với tốc độ rất nhanh, người chơi chú ý chơi thật có lửa ở đoạn này 

2.2.2.6. Giảng dạy một số tác phẩm nước ngoài

Giản Quang Dịch: “Bài ca mới của người dân du mục”

               Hướng đến một cái kết hoàn hảo tác giả ngoài việc miêu tả những vó Ngựa đang chạy cực nhanh thì ông con đưa vào những tiếng hí của Ngựa một cách cực kỳ chuẩn xác và sinh động bằng cách láy và phi lưỡi mạnh 2 nốt Fa2 – Si2 ở 3 ô nhịp cuối dòng 4 trang cuối. 

Ngụy Hiển Trung: “Vung roi quất ngựa vận chuyển lương thực” Là một trong những bản nhạc đại diện cho tác phẩm mới Sáo Trung Quốc. Tác phẩm có ngôn ngữ âm nhạc sống động, dung dị nói về những người nông dân mùa thu hoạch, họ đã thu hoạch được lương thực đổ đầy trên những chiêc xe và háo hức bán chúng cho khép mọi miền tổ quốc. Những con ngựa chạy vui như lễ hội, những bánh xe như biết hát, những người nông dân vui vẻ vung roi quất ngựa gieo niềm vui thu hoạch trên con đường vận chuyển lương thực.

            Phần B Tiếp theo nhịp độ đột ngột chậm lại và âm nhạc được chuyển sang đoạn thứ hai. 

  1. Một số nhận xét  tổng hợp chung về 10 tác phẩm sáng tác cho Sáo trúc

Sau khi đã phân tích khá chi tiết về từng tác phẩm trong 10 sáng tác cho Sáo trúc của các nhạc sĩ Việt Nam và nước ngoài, bước đầu chúng tôi có những nhận xét khái quát về những đặc điểm chung của 10 tác phẩm này. Về cấu trúc tác phẩm; Về thang âm điệu thứcVề nhịp điệu tiết tấuVề cường độ, âm sắc.

Như vậy, bên cạnh việc đi sâu phân tích về những đặc điểm của mỗi tác phẩm, việc tổng hợp những đặc điểm chung trong 10 tác phẩm sáng tác cho Sáo trúc sẽ giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn một cách có hệ thống những vấn đề về kỹ thuật và nghệ thuật diễn tấu Sáo trúc. Sự hiểu biết này sẽ giúp cho các em phát huy tính tích cực và sáng tạo trong tự nghiên cứu tác phẩm và từ đó có thể kết hợp một cách hiệu quả giữa lý luận và thực hành biểu diễn 10 tác phẩm này. 

2.2.4.      Thực nghiệm sư phạm

            Để thể hiện sự cần thiết trong việc đưa 10 tác phẩm mới nói trên vào trong chương trình giảng dạy Sáo trúc chính thức của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm Sư phạm. 

  1. Mục tiêu thực nghiệm
  2. Đối tượng thực nghiệm
  • Giảng viên: Bùi Công Thơm
  • Thỉnh Giảng: Dương Ngọc Tú
  • Nhóm thực nghiệm: Sinh viên đại học năm II  
  1. Nguyễn Hải An. 2. Trần Ngọc Thủy. 3.Trần Thu Thảo
  • Nhóm đối chứng: 
  • Vũ Bá Đốc. 2. Lê Quý Trung. 3. Nguyễn Đăng Duy Anh
    1. Thời gian và địa điểm thực nghiệm
  • Thời gian thực nghiệm: Từ 03/03/2019 – 03/06/2019
  • Địa điểm thực nghiệm: Bộ môn Sáo trúc, Khoa Nhạc cụ truyền thống, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
    1. Nội dung thực nghiệm

    - Giáo án cụ thể: Tác phẩm “Phiên Chợ Vùng Cao” sáng tác Triệu Tiến Vượng với nội dung được xoay quanh các vấn đề:

  1. Tiến hành thực nghiệm
  2. Kết quả thực nghiệm

Chúng tôi đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm qua các bảng biểu thống kê về điểm số và tỷ lệ phần trăm các sinh viên giỏi, khá, trung bình và kém:

Nhóm thực nghiệm:

t/t

Họ và tên học sinh

Năm học

Điểm số

Xếp loại

Tỷ lê %

1

Nguyễn Hải An

ĐH2

10

Xuất Sắc

100%

2

Trần Thu Thảo

ĐH2

9,7

Giỏi

98%

3

Trần Ngọc Thủy

ĐH2

9,5

Giỏi

95%

 

Nhóm đối chứng:

t/t

Họ và tên học sinh

Năm học

Điểm số

Xếp loại

Tỷ lê %

1

Vũ Bá Đốc

ĐH2

8.8

Khá

85%

2

Lê Quý Trung

ĐH2

8,5

Khá

80%

3

Nguyễn Đăng Duy Anh

ĐH2

8,5

Khá

80%

 

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, chúng tôi đã đi sâu phân tích về những đặc điểm về thang âm điệu thức, về giai điệu và nhịp điệu tiết tấu, về những đặc điểm trong phong cách âm nhạc được thể hiện qua 10 tác phẩm sáng tác cho Sáo trúc của các nhạc sĩ Việt Nam và Trung Quốc. Sự nắm vững những vấn đề về các đặc điểm âm nhạc trên giúp cho chúng ta, các giảng viên và sinh viên Sáo trúc hiểu rõ hơn về nội dung và cấu trúc âm nhạc của 10 tác phẩm nói trên. Sau khi đã phân tích sâu và tổng hợp về những đặc điểm, luận văn đã đi sâu vào các vấn đề kỹ thuật diễn tấu Sáo trúc như tư thế diễn tấu, vấn đề sử dụng hơi, ngón tay, lưỡi đơn lưỡi kép và các ngón kỹ thuật luyến, láy, vỗ, rung...Kết quả của thực nghiệm sư phạm tại Bộ môn Sáo trúc, Khoa nhạc cụ truyền thống, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trong việc giảng dạy 10 tác phẩm sáng tác cho Sáo trúc nói trên sẽ là một sự đánh giá cho giá trị khoa học của luận văn này. 

Kết luận và Khuyến nghị

Trong những năm qua, các nhạc sĩ sáng tác đã viết ra nhiều tác phẩm cho Sáo trúc, trong luận văn này, chúng tôi chọn lọc ra 10 tác phẩm điển hình để nghiên cứu và phân tích sâu nhằm phục vụ cho việc giảng dạy Sáo trúc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và các cơ sở đào tạo Sáo trúc khác trên phạm vi toàn quốc. Trong những năm qua, công việc nghiên cứu về những điểm mới của 10 tác phẩm trong lĩnh vực kỹ thuật diễn tấu cũng như thể hiện phong cách, xúc cảm âm nhạc còn chưa thật sự được chú ý. Chúng tôi cho rằng người giảng viên Sáo trúc có nhiệm vụ phải nghiên cứu sâu sắc về cấu trúc âm nhạc, về kỹ thuật diễn tấu 10 tác phẩm này để có thể giảng dạy một cách có hiệu quả. 

            Trong chương 1 tác giả luận văn đã đi sâu phân tích về thực trạng giảng dạy Sáo trúc, đồng thời trình bày một cách khái quát về lịch sử tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Việc làm này giúp cho các giảng viên trẻ và sinh viên có những hiểu biết cần thiết về tác giả, tác phẩm trước khi đi vào luyện tập và biểu diễn. Giáo trình đào tạo Sáo trúc đại học tại bộ môn hiện đang còn tồn tại một số bất cập. Phương pháp giảng dạy của các giảng viên không có sự đồng nhất. Qua nhiều năm học tập tại HVANQGVN tôi thấy thực tế 10 tác phẩm mới ở bậc đại học cần củng cố và phát huy thêm những cái hay vần còn ẩn chứa tiềm tàng bên trong và quan trọng hơn là hệ thống hóa lại toàn bộ chúng để đưa vào quỹ đạo một cách ổn định hơn, vấn đề này sẽ được trình bày trong chương 2 của luận văn. 

Trong chương 2, chúng tôi đã đi sâu phân tích về những đặc điểm về thang âm điệu thức, về giai điệu và nhịp điệu tiết tấu, về những đặc điểm trong phong cách âm nhạc được thể hiện qua 10 tác phẩm sáng tác cho Sáo trúc của các nhạc sĩ Việt Nam và Trung Quốc. Sự nắm vững những vấn đề về các đặc điểm âm nhạc trên giúp cho chúng ta, các giảng viên và sinh viên Sáo trúc hiểu rõ hơn về nội dung và cấu trúc âm nhạc của 10 tác phẩm nói trên. Sau khi đã phân tích sâu về những đặc điểm, luận văn đã đi sâu vào các vấn đề kỹ thuật diễn tấu Sáo trúc như tư thế diễn tấu, vấn đề sử dụng hơi, ngón tay, lữi đơn lưỡi kép và các ngón kỹ thuật luyến, láy, vỗ, rung...

Chúng tôi đã phân tích một cách khoa học và có tính hệ thống về nội dung và phương pháp giảng dạy 10 tác phẩm nói trên, điều này sẽ giúp ích cho các giảng viên trẻ và sinh viên đại học hiểu rõ hơn về 10 tác phẩm này. Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm thu được từ quá trình phân tích nói trên cần được minh chứng qua quá trình thực nghiệm sư phạm. Kết quả của thực nghiệm sư phạm tại Bộ môn Sáo trúc, Khoa nhạc cụ truyền thống, HVANQGVN trong việc giảng dạy 10 tác phẩm sáng tác cho Sáo trúc nói trên sẽ là một sự đánh giá cho giá trị khoa học của luận văn này. 

Chúng tôi hy vọng rằng những nghiên cứu và phân tích trong luận văn  sẽ giúp ích cho các giảng viên và sinh viên làm chủ được những vấn đề về nội dung trong biểu diễn, giảng dạy và học tập 10 tác phẩm nói trên trong các cơ sở đào tạo Sáo trúc của Việt Nam. 

 

Đầu trang
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn