THÔNG
BÁO
NỘI DUNG CHI TIẾT TUYỂN SINH
ĐẠI HỌC VÀ TRUNG CẤP
NĂM 2009
*******
I. HỆ ĐẠi hỌc chính quy
Chỉ tiêu Đại học âm
nhạc chính quy: 180
Ngày thi: 9/7/2009 đến 12/7/2009
Các chuyên ngành tuyển sinh:
- Sáng tác; Lý thuyết Âm nhạc (Lý luận); Chỉ huy
giao hưởng;
- Piano; Violon; Viola; Cello; Contrebass; Flute,
Oboe; Clarinette; Basson; Cor; Trompette; Trombone; Tuba; Gõ giao hưởng;
Accordeon; Guitare;
- Thanh nhạc;
- Thập lục; Tam thập lục; Sáo; Nhị; Bầu; Nguyệt; Tỳ
bà.
- Nhạc Jazz: Keyboard (Piano, Electon); Gõ ;
Guitare solo; Guitare bass; Saxophon.
Đối tượng và điều kiện dự thi:
Thí sinh có một trong 2 loại bằng sau:
- Bằng tốt nghiệp
Trung học phổ thông hoặc Trung học bổ túc và có trình độ âm nhạc tương
đương tốt nghiệp Trung học âm nhạc chuyên nghiệp.
- Bằng tốt nghiệp
Trung học âm nhạc chuyên nghiệp.
Lưu ý:
Thí sinh hiện đang học, chưa tốt nghiệp Hệ Trung học
tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam có nguyện vọng dự thi tuyển phải có
đơn và xác nhận đồng ý được dự thi của Chủ nhiệm khoa, Phòng Đào tạo Học viện
Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và phải dự sơ tuyển (đối với học sinh dự thi tuyển
vào ngành thanh nhạc) từ ngày 20/06/2009
đến 23/06/2009 tại Học viện Âm nhạc Quốc
gia Việt Nam.
Thời gian và địa điểm thi
tuyển:
- Thời gian: Từ 09/07/2009 đến 12/07/2009
- Địa điểm: Học viện
Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, 77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội.
Quy định về vòng sơ tuyển Thanh
nhạc:
- Các thí sinh dự thi
có bằng tốt nghiệp Trung học ngành Thanh nhạc chuyên nghiệp không
phải qua sơ tuyển và phải nộp bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp khi
nộp hồ sơ đăng ký dự thi.
- Các thí sinh dự thi
chưa có bằng tốt nghiệp Trung học ngành Thanh nhạc phải dự Sơ tuyển từ
ngày 20/06/2009 đến 23/06/2009 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia
Việt Nam.
Nội dung Sơ tuyển Thanh nhạc:
Thí sinh xem chi tiết niêm yết tại Văn phòng tuyển sinh
Thí sinh chọn một trong bảy bài hát nước ngoài (phải hát bằng
tiếng Ý) theo quy định dưới đây:
1. Giulio caccini "Amarilli"
2. Giulio Caccini "Occhi
immortalii"
3. Antonio Caldara "Alma
del cor"
4. Giuseppe Giordani "Caro mio ben"
5. Claudio Monteverdi "Lasciatemi
morire"
6. Alessandro Scarlatti "O cessate di
piagarmi"
7. Alessandro Scarlatti "Sento
nel core"
Và 1 bài hát Việt Nam tự chọn
Các môn
thi
và nỘi dung thi tuyỂn
hỆ đẠi
hỌc CHÍNH QUY
Thi 03 môn: 1. Môn chuyên ngành;
2.
Môn kiến thức âm nhạc;
3. Môn Văn
I. Môn
Chuyên ngành:
Sáng tác
1. Phần
chuyên môn. Thời gian làm bài 180 phút
Phát triển chủ đề âm nhạc cho sẵn thành một tác phẩm
hoàn chỉnh ở hình thức 3 đoạn đơn (có thể viết cho một nhạc cụ độc tấu có phần
đệm Piano, hoặc viết cho đàn Piano ).
2. Làm bài hoà thanh tại chỗ. Thời gian làm bài 60 phút
Phối Hoà thanh 4 bè cho giai điệu, hình thức 1 đoạn nhạc; Có chuyển điệu công
năng cấp I, Các vòng hoà thanh ly điệu.
3. Thi đàn Piano:
Biểu diễn hai bài trên đàn Piano ở trình
độ Trung học có thời gian tối thiểu 10 phút
Lý thuyết âm nhạc (Lý luận)
1. Phần chuyên môn. Thi viết. Thời gian làm bài 180 phút
Viết một bài luận theo đề cho sẵn về những vấn đề liên
quan đến lịch sử âm nhạc, cấu trúc tác phẩm, ngôn ngữ âm nhạc... của một trong
các tác giả, tác phẩm âm nhạc cổ điển, lãng mạn thế kỷ XVIII - XIX: Haydn,
Mozart, Beethoven, Schubert, Chopin, Liszt, Mendelssohn, Schumann, Grieg,
Tchaikovsky.
2. Làm bài hoà thanh tại chỗ. Thời gian : 60 phút
Phối Hoà thanh 4 bè cho giai điệu, Hình thức 1 đoạn nhạc; Có chuyển điệu công
năng cấp I; Hợp âm át kép; Các vòng hoà thanh ly
điệu.
3. Thi đàn Piano:
Biểu diễn hai bài trên đàn Piano ở trình
độ Trung học có thời gian tối thiểu 10 phút
Chỉ huy giao hưởng
1. Phần chuyên môn:
Chỉ
huy một tác phẩm thuộc một trong các loại hình Ouverture, Poeme,
Symphonie hoặc một chương giao hưởng trên đàn Piano 4 tay
2. Làm bài hoà thanh tại chỗ. Thời
gian làm bài 60 phút
Phối hoà thanh 4 bè cho giai điệu; Hình thức 1 đoạn
nhạc; Có chuyển điệu công năng cấp I, Hợp âm át kép; Các vòng hoà thanh ly
điệu.
3. Thi đàn Piano:
Biểu diễn hai bài trên đàn Piano ở trình
độ Trung học có thời gian tối thiểu 10 phút
Piano
Biểu diễn các tác phẩm ở trình độ tốt nghiệp Trung học
với chương trình quy định như sau:
1.
Một bài kỹ thuật (Etude)
2.
Một bài phức điệu
3.
Một chương Concerto hoặc Sonate
4.
Một bài Việt Nam hoặc nước ngoài
Nhóm chuyên ngành đàn Dây
(Violon, Viola, Cello, Contrebasse)
Biểu diễn ở trình độ tốt nghiệp trung học với chương
trình quy định như sau:
1.
Một gam đầy đủ ba quãng tám (riêng Contrbass chỉ 2 quãng tám) và gam 2 dây
(quãng 3; 6; 8)
2. Một bài tập trong các sách Kreuzert, Rode,
Dont, Paganini...
3. Hai phần Partita có tính chất tương phản viết
không phần đệm của J.S. Bach
4. Một hoặc hai chương Concerto (Chương I hoặc
Chương II+III )
5. Một tác phẩm Việt Nam hoặc nước ngoài
Nhóm chuyên ngành Kèn (Flute, Oboe, Clarinette, Basson,
Trompette, Cor, Trombone, Tuba)
Biểu diễn ở trình độ tốt nghiệp trung học với chương
trình quy định như sau:
1.
Một gam Trưởng/Thứ nguyên âm 2 quãng 8
2.
Hai bài luyện tập (Etudes)
3.
Một chương trong tác phẩm lớn (Concerto - Sonate)
4.
Một tác phẩm Việt Nam hoặc nước ngoài
Gõ giao hưởng
Biểu diễn ở trình độ tốt nghiệp trung học với chương
trình quy định như sau:
1.
Một gam Trưởng/Thứ song song hai quãng 8
2.
Một bài cho trống con
3.
Một bài tập cho Timpani
4.
Một tác phẩm cho Marimba
5.
Một chương Concerto (Chương I hoặc Chương II + III )
Accordion
Biểu diễn ở trình độ tốt nghiệp trung học với
chương trình quy định như sau:
1.
Một bài phức điệu.
2.
Một chương tác phẩm hình thức lớn (Concerto hoặc Sonate; Suite; Variation)
3.
Một tác phẩm mước ngoài.
4.
Một tác phẩm Việt Nam.
Guitare
Biểu diễn ở trình độ tốt nghiệp trung học với
chương trình quy định như sau:
1.
Một bài kỹ thuật (Etude)
2.
Một chương tác phẩm hình thức lớn (Concerto hoặc Sonate; Suite; Variation)
3.
Một bài phức điệu
4.
Một tác phẩm Việt Nam hoặc nước ngoài
Thanh nhạc (gồm cả các thí
sinh đã qua sơ tuyển)
Biểu diễn ở trình độ tốt nghiệp trung học với chương
trình quy định như sau:
1.
Một Aria trích trong nhạc kịch Việt Nam hoặc nước ngoài
2.
Một Romance nước ngoài
3.
Một ca khúc Việt Nam
4.
Một bài dân ca Việt Nam
Nhóm Nhạc cụ truyền thống:
Tranh, Tam thập lục, Sáo, Nhị, Bầu, Nguyệt, Tỳ bà
Biểu diễn ở trình độ tốt nghiệp trung học với
chương trình quy định như sau:
1. Hai bài trong các phong cách Bắc, Trung, Nam (Chèo,
Huế, Cải lương)
2. Hai tác phẩm với tính chất khác nhau về kỹ thuật
Nhóm chuyên ngành biểu diễn nhạc Jazz: Keyboard (Piano,
Electone); Gõ; Guitar solo; Guitarbass; Saxophone; Accordion
a. Chuyên ngành Keyboard Jazz:
1. Gam
2. Một tác phẩm phức
điệu trong tập Bình quân luật của J.S.Bach
3. Một chương sonate
(hoặc biến tấu hoặc rondo)
4. Hai tác phẩm jazz
(tác phẩm nguyên bản)
5. Một tác phẩm ngẫu
hứng tự do trên một chủ đề tự chọn.
b. Chuyên ngành Accordion Jazz: Nội dung thi như chuyên ngành Keyboard Jazz
c. Chuyên ngành Gõ Jazz:
1. Một tác phẩm kỹ thuật
tổng hợp Jazz
2. Một tác phẩm chơi
play along
3. Một tác phẩm ngẫu
hứng tự do
4. Một Etude với Piano
d. Chuyên ngành Guitar Jazz:
- Chuyên ngành Guitar Jazz
solo:
1. Gam
2. Một tác phẩm hình
thức lớn (Sonate hoặc biến tấu)
3. Hai tác phẩm
jazz (tác phẩm nguyên bản)
4. Một tác phẩm ngẫu hứng
tự do trên một chủ đề tự chọn.
- Chuyên ngành Guitar Jazz bass:
1. Gam
2. Một tác phẩm hình
thức lớn (Sonate hoặc biến tấu)
3. Một tác phẩm chơi
Play Along
4. Một tác phẩm ngẫu
hứng tự do với Piano (hoặc keyboard) hoặc gõ
- Chuyên
ngành Saxophone Jazz:
1. Gam
2. Một chương Sonate
(hoặc biến tấu hay Rondo)
3. Hai tác phẩm Standard
jazz nguyên bản
4. Một tác phẩm ngẫu
hứng tự do trên mọi chủ đề tự chọn
II. Môn
Kiến thức Âm nhạc:
Đề thi chung
cho các chuyên ngành bao gồm các nội dung sau:
1.
Kiến thức tổng hợp: Thi viết. Thời
gian làm bài 60 phút gồm 3 nội dung
- Lịch sử Âm nhạc: các tác phẩm tiêu biểu và đặc điểm sáng tác của một
trong mười nhạc sĩ sau: Haydn, Mozart, Beethoven, Schubert, Mendelssohn,
Chopin, Liszt, Wagner, Grieg, Glinka.
- Phân tích Hoà
thanh: viết ký hiệu chức năng hoà
thanh dưới từng hợp âm.
- Phân tích một
trích đoạn tác phẩm khí nhạc: hình thức từ 1 đến 3 đoạn đơn (thuộc phong cách âm
nhạc cổ điển, lãng mạn)
2.
Ghi âm: Đơn điệu (thời gian 30 phút)
và Hợp điệu (thời gian 30 phút)
- Đơn điệu: Có từ 3 đến 4 dấu hoá; Có biến âm, ly điệu; Có đảo
phách; Nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 6/8
- Hợp điệu: Dạng hai bè phức điệu. Các giọng có từ 2 đến 3 dấu
hoá; Có biến âm, ly điệu. (Đề thi chung cho các chuyên ngành Biểu diễn và Sáng
tác-Lý luận-Chỉ huy. Đề thi riêng cho Thanh nhạc)
3.
Xướng âm: (Chỉ dành riêng cho ngành
Thanh nhạc):
Các giọng có từ 2 đến 5 dấu hoá; Có biến âm, ly điệu.
III. Môn
Văn: Thi
theo đề thi tuyển sinh 2009của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. HỆ TRUNG CẤP CHÍNH QUY
Chỉ tiêu chung cho
các hệ 4 năm, 6 năm, 7 năm, 9 năm: 250
Ngày thi: 30/6/2009 đến 2/7/2009
- Sáng tác
- Lý thuyết âm nhạc
- Chỉ huy hợp xướng
- Thanh nhạc
Đối tượng và điều kiện dự thi:
- Có bằng tốt nghiệp phổ thông cơ sở
- Về độ tuổi: Đủ 16 tuổi đến 25 tuổi (tính đến
tháng 6/2009)
- Môn chuyên ngành
- Ký xướng âm
Thời gian và địa điểm thi
tuyển:
- Thời gian: 30/06/2009
đến 02/07/2009
- Địa điểm: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, 77
Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội.
Các môn thi
và nỘi dung thi
hỆ trung cẤp
4 năm
Ngành Sáng tác:
1. Phần chuyên môn:
Sáng tác: Thời gian làm
bài 180 phút
- Phổ 1 bài
thơ cho sẵn thành 1 bài hát không có phần đệm Piano
- Phát triển chủ đề âm
nhạc cho sẵn thành một hoặc hai đoạn đơn hoàn chỉnh (có thể viết cho một nhạc
cụ độc tấu không có phần đệm hoặc viết cho đàn Piano)
Lý
thuyết âm nhạc cơ bản: Thời gian làm bài 60 phút
- Nội dung nằm trong môn Lý thuyết âm
nhạc cơ bản
2. Biểu diễn: từ 1 đến 2 bài tự chọn trên đàn piano có thời gian
tối thiểu 8 phút.
3. Xướng âm: Các
giọng có từ 1 đến 2 dấu hoá; Những âm hình tiết tấu phổ biến và đảo phách đơn
giản; Nhịp 2/4 , 3/4 , 4/4
4. Ghi âm: (Thời gian 45 phút): Một bài đơn điệu thuộc giọng có 1
dấu hoá và 4 quãng hoà thanh.
Ngành Lý thuyết âm nhạc:
1. Phần chuyên môn:
Viết bài luận: Thời gian làm bài 120 phút
- Viết một bài luận về một bài ca khúc. Bài viết có độ
dài 04 trang, khổ giấy A4
.
Kiến thức âm nhạc cơ bản: Thời gian làm bài 60 phút
- Nội dung
thi nằm trong môn Lý thuyết âm nhạc cơ bản.
2. Biểu diễn: từ 1 đến 2 bài tự chọn trên đàn
piano có thời gian tối thiểu 8 phút.
3. Xướng âm: Các
giọng có từ 1 đến 2 dấu hoá; Những âm hình tiết tấu phổ biến và đảo phách đơn
giản; Nhịp 2/4, 3/4, 4/4
4. Ghi âm: Thời gian 45 phút. Một bài đơn điệu thuộc giọng có 1
dấu hoá và 4 quãng Hoà thanh.
Ngành Chỉ huy hợp xướng:
1. Phần chuyên môn:
Chỉ huy hai bài ca khúc có hai tính chất âm nhạc khác nhau với
phần đệm Piano.
Kiến thức âm nhạc cơ bản: Thời gian làm bài 60 phút
- Nội dung thi nằm trong môn Lý thuyết
âm nhạc cơ bản
2. Biểu diễn: từ 1 đến 2 bài tự chọn trên đàn Piano có thời gian
tối thiểu 8 phút.
3. Xướng âm: các
giọng có từ 1 đến 2 dấu hoá; Những âm hình tiết tấu phổ biến và đảo phách
đơn giản; Nhịp 2/4 , 3/4 , 4/4
4. Ghi âm: Thời gian 45 phút. Một bài đơn điệu thuộc giọng có 1
dấu hoá và 4 quãng Hoà thanh.
Ngành Thanh
nhạc:
- Thời gian thi sơ
tuyển: Từ 20/6/2009 đến 23/6/2009
tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, 77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội.
- Thời gian thi chung tuyển (dành cho các
thí sinh đã qua vòng sơ tuyển): Từ 30/06/2009 đến 02/07/2009
tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam 77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội.
1. Phần biểu diễn:
- Một bài ca khúc Việt Nam hoặc một bài
hát nước ngoài lời Việt Nam
- Một bài dân ca.
2. Xướng âm: Các
giọng có từ 1 đến 2 dấu hoá; Những âm hình tiết tấu phổ biến và đảo phách
đơn giản; Nhịp 2/4, 3/4, 4/4.
3. Ghi âm: Thời gian 45 phút. Một bài đơn điệu thuộc giọng có 1
dấu hoá và 4 quãng Hoà thanh.
Nhị; Bầu; Sáo; Nguyệt;
Tỳ bà; Tranh; Tam thập lục; Gõ dân tộc.
Đối tượng và điều kiện dự thi:
Học
xong lớp 7/12
Thời gian và địa điểm thi tuyển:
- Thời gian: từ 30/06/2009 đến 02/07/2009
- Địa điểm: Học viện Âm
nhạc Quốc gia Việt Nam, 77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
Kiểm tra năng
khiếu chuyên ngành:
- Kiểm tra
bàn tay, độ nhậy của ngón tay.
- Các em
biết chơi đàn có thể biểu diễn ba bài tự chọn và được ưu tiên trong xét tuyển
Kiểm tra năng
khiếu âm nhạc:
- Cao độ,
tiết tấu, trí nhớ âm nhạc, cảm thụ âm nhạc
- Các em biết Xướng âm
được ưu tiên trong xét tuyển.
Ngành
nhạc cụ phương Tây
Viola;
Cello; Contrebasse; Flute; Oboe; Clarinette; Fagotte; Trompette; Cor; Trombone;
Tuba; Gõ giao hưởng; Accordion; Guitar; Saxophone; Electronic keyboard (Organ
điện tử); Gõ nhạc nhẹ.
Đối tượng và điều kiện dự thi:
Học xong lớp 6/12
Thời gian và địa điểm thi tuyển:
- Thời gian: từ 30/06/2009
đến 02/07/2009
- Địa điểm: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, 77 Hào
Nam, Đống Đa, Hà Nội
Kiểm tra năng khiếu chuyên ngành:
- Kiểm tra bàn tay, độ nhậy và phản xạ
của ngón tay.
- Đối với các nhạc cụ kèn hơi: thể lực, môi răng; độ
nhậy và phản xạ của ngón tay.
- Các em biết chơi nhạc cụ có thể biểu diễn ba bài tự
chọn và được ưu tiên trong xét tuyển
Kiểm tra năng khiếu âm nhạc:
- Cao độ,
tiết tấu, trí nhớ âm nhạc, cảm thụ âm nhạc
- Các em biết Xướng âm
được ưu tiên trong xét tuyển.
Ngành
Piano, Violin
Đối tượng và điều kiện dự thi:
Học
xong lớp 3/12
Thời gian và địa điểm thi tuyển:
- Thời gian: từ 30/06/2009
đến 02/07/2009
- Địa điểm: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, 77 Hào
Nam, Đống Đa, Hà Nội
Ngành Piano
Phần chuyên môn: Biểu diễn 3
hoặc 4 bài, bao gồm:
- Một bài kỹ thuật; một bài phức điệu
- Một bài Sonatine hoặc biến tấu ở trình độ tương
đương Sơ cấp 2 hệ 11 năm cũ và được ưu tiên trong xét tuyển.
Kiểm tra năng
khiếu âm nhạc:
- Cao độ,
tiết tấu, trí nhớ âm nhạc, cảm thụ âm nhạc
- Các em biết Xướng âm
được ưu tiên trong xét tuyển.
Ngành Violin
Kiểm tra năng
khiếu chuyên ngành:
- Kiểm tra
bàn tay, độ nhậy và phản xạ của ngón tay.
- Các em biết chơi đàn có thể
biểu diễn hai bài tự chọn và được ưu tiên trong xét tuyển.
Kiểm tra năng
khiếu âm nhạc:
- Cao độ,
tiết tấu, trí nhớ âm nhạc, cảm thụ âm nhạc
- Các em biết Xướng âm
được ưu tiên trong xét tuyển.
ThỜi gian nhẬn HỒ sơ
đăng ký
dỰ thi các cẤp
năm 2009
- Hồ sơ đăng ký
dự thi nộp trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt
Nam sô 77 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
từ ngày 24/4/2009 đến 10/6/2009 hoặc gửi chuyển phát nhanh qua đường
bưu điện theo địa chỉ trên. Hạn cuối cùng trên tem thư là 05/06/2009).
- Không nộp hồ
sơ ĐKDT qua các sở Giáo dục Đào tạo địa phương.
- Nội dung cụ thể
các môn thi của các Hệ đào tạo, các chuyên ngành đào tạo được thông báo chi
tiết trong Thông báo nội dung chi tiết tuyển sinh năm học 2009 tại văn
phòng tuyển sinh Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, điện thoại liên hệ (04) 38517093
hoặc trên trang thông tin của Học viện Âm nhạc tại địa chỉ: www.vnam.edu.vn (trang Tuyển sinh)
NỘi dung Sơ tuyỂn Thanh nhẠc
(Dành cho thí sinh chưa tốt nghiệp trung cấp Thanh
nhạc)
Thí sinh chọn một trong các bài hát
nước ngoài dưới đây:
(hát bằng tiếng Ý)
1. Giulio Caccini (1546-1618)"Amarilli"
Giọng Mi thứ (e moll) đối với các giọng hát cao (Nữ cao, Nam cao). Giọng
Rê thứ (d moll) đối với giọng hát Trung (Nữ trung, Nam trung). Giọng Đô thứ (c moll) đối
với các giọng trầm (Nữ trầm, Nam
trầm)
2. Giulio Caccini "Occhi immortalii"(Đôi
mắt bất diệt). Giọng Xon trưởng (G dur) đối với các giọng hát cao. Giọng Pha
trưởng (F dur) đối với các giọng hát trung, trầm
3. Antonio Caldara (1670-1736) "Alma del
cor"(Yêu tha thiết) Giọng La trưởng (A dur) đối với các giọng cao.
Giọng Đô trưởng (C dur) đối với các giọng hát trung, trầm.
4. Giuseppe Giordani (1744-1798)"Caro
mio ben"(Em thân yêu) Giọng Mi giáng trưởng (Es dur) đối với các
giọng hát cao. Giọng Đô trưởng (C dur) đối với các giọng hát trung, trầm.
5. Claudio Monteverdi (1567-1743) "Lasciatemi
morire"( Hãy để cho tôi chết). Giọng Pha thứ (F moll) đối với các
giọng hát cao. Giọng Rê thứ (d moll) đối với các giọng hát trung, trầm.
6. Alessandro Scarlatti (1659-1725) "O
cessate di piagarmi"( Đừng tra tấn anh). Giọng Xon thứ (g moll) đối
với các giọng hát cao. Giọng Pha thứ (f moll) đối với các giọng hát trung, trầm.
7. Alessandro Scarlatti (1659-1725)"Sento nel core"(Trong
trái tim mình). Giọng Xon thứ (g moll) đối với các giọng hát cao. Giọng Pha thứ
(f moll) đối với các giọng hát trung, trầm.