Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử Bộ VHTTDL
Thư điện tử Học viện
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 13183672
Tin tức hoạt động Thứ bảy, 14/09/2024
Âm nhạc Việt Nam và Mỹ: "Hãy cùng hòa điệu"
Bài viết của Mark Swed, bình luận viên âm nhạc của tờ Los Angles Times,về các hoạt động trao đổi âm nhạc giữa Mỹ và Việt Nam nhân kỷ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao.

Vào ngày cuối cùng của tháng 4 cách đây 35 năm, một vài người Mỹ còn sót lại vội vã rời khỏi Sài Gòn. Còn bây giờ, khi Mỹ đã trở thành đối tác của Việt Nam, người Mỹ cũng thưởng thức phim ảnh, phở và âm nhạc cùng người Việt.

Năm nay, Việt Nam và Mỹ kỷ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao. Hai bên đã trở thành đối tác thương mại hài lòng về nhau. Người dân đi du lịch qua lại, các doanh nghiệp Mỹ làm ăn ở một đất nước của gần 90 triệu dân và đang phát triển mạnh mẽ. Người Mỹ được thưởng thức phim ảnh, đồ ăn thức uống của Việt Nam, và thăm thú khắp nước, đặc biệt là Hà Nội trong dịp kỷ niệm 1000 năm định đô vào tháng 10 tới.

Trong chuyến đi mới đây tới dải đất hình chữ S, tôi nhận thấy rằng văn hóa Mỹ cũng hiện diện nơi đây. Tại Hà Nội và TP HCM, phim "Avatar" đang nhường chỗ cho một cơn sốt mới là "Alice ở xứ sở diệu kỳ", y như ở Hollywood. Trong các cửa hàng đầy rẫy các DVD lậu phim bom tấn của Mỹ, sánh cùng những đĩa nhạc pop mới nhất. Các cô thiếu nữ mặc quần jeans bó chặt lượn lờ quanh những cửa hàng sách tìm mua tiểu thuyết về ma cà rồng. Những chiếc DVD gala Gustavo Dudamel, dàn nhạc Los Angeles Philharmonic (với vỏ in chữ Trung Quốc), được bán trên những con ngõ nhỏ ở khu phố cổ Hà Nội, với giá bằng giá một bát phở.

Hai nước từng có đến nửa thế kỷ dính dáng đến nhau, nhưng trong lĩnh vực văn hóa, có nhiều chỗ vẫn hoàn toàn riêng biệt. Cách đây vài thập kỷ, thật khó mà tìm được một cây đàn bầu - loại nhạc cụ tuyệt diệu chỉ có một dây - ở San Francisco hay New York. Và giờ đây, cũng phải nhờ đến sự may mắn mới có thể kiếm được một người chơi đàn bầu ở Mỹ.

Tuần vừa rồi, một sự trao đổi văn hóa quy mô lớn giữa Mỹ và Việt Nam đã kết thúc. Đó là sáng kiến của Southwest Chamber Music, một dàn nhạc thính phòng tha thiết với nhạc mới và kêu gọi mở rộng sứ mệnh của văn hóa. Chương trình biểu diễn được sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ. Southwest chọn 19 nghệ sĩ biểu diễn và sáng tác của Mỹ, và 19 nghệ sĩ đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tham gia các cuộc thảo luận và biểu diễn ở Hà Nội và Nam California.


Theo một quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ, bằng cách tỏ sự tôn trọng đối với văn hóa của mỗi bên, chúng ta xây dựng cơ sở cho lòng tin. "Việt Nam là một đất nước chứ không phải một cuộc chiến", là tâm niệm của Jeff von der Schmidt, giám đốc nghệ thuật của Southwest.

Đó cũng là cảm giác mà tôi có được khi tháp tùng các hoạt động của nhóm này ở cả Việt Nam và Mỹ. Kết quả tốt chỉ có thể có từ những sự trao đổi. Sự hấp dẫn của văn hóa cũng như hấp dẫn giới tính, bởi bạn không thể biết trước điều gì sẽ khiến người nghệ sĩ có cảm hứng. Âm nhạc không phải là ngôn ngữ toàn cầu như các nhà ngoại giao thường gán cho nó thế. Ý niệm về âm nhạc và ý nghĩa của thanh âm cần phải được dẫn giải. Và đây là giai đoạn sơ khởi của mối quan hệ văn hóa giữa đôi bên, nó không dễ dàng.  Một trong những mục tiêu của Von der Schmidt là giúp các nhạc sĩ Việt Nam có đông đảo khán giả hơn ngay ở đất nước mình. Rất nhiều nhạc sĩ và nhạc công Việt Nam được đào tạo tại Nga và Đông Âu, và quanh cảnh âm nhạc ở đây mang đậm vẻ cổ điển.

Von der Schmidt giới thiệu các nhạc phẩm của Aaron Copland, John Cage và Elliott Carter - những người ít được biết đến ở Hà Nội. Ông lên chương trình biểu diễn các tác phẩm của hai nhạc sĩ Việt Nam là Nguyễn Thiên Đạo và Tôn Thất Tiết, những người di cư sang Pháp từ những năm 50.  Von der Schmidt giúp tạo ra sự kiên kết giữa hai nghệ sĩ sáng tác trẻ người Mỹ là Alexandra du Bois và Kurt Rohde; với hai nghệ sĩ Việt Nam là Vũ Nhật Tân và Phạm Minh Thành. Nhạc phẩm của tất cả những người này hầu như không mấy khi được biểu diễn ở Việt Nam.

Các nghệ sĩ sáng tác người Mỹ đã tham dự các lớp cao học về âm nhạc ở Hà Nội và TPHCM. Các nghệ sĩ Việt Nam biểu diễn cho trẻ em Mỹ và cùng chơi nhạc jazz với các học sinh phổ thông. Rõ ràng là những cửa sổ văn hóa đã mở.

Cả Du Bois và Rohde đều rất quan tâm đến đàn bầu và sáng tác cho loại nhạc cụ này. Bởi họ không thể kiếm được đàn bầu hoặc người chơi đàn ở New York hay San Francisco, hai người đã đặt mua các CD và lùng sục tìm kiếm thông tin trên mạng. Nhưng chỉ đến khi họ tới Hà Nội và được gặp Bùi Lệ Chi, một nghệ sĩ độc tấu đàn bầu, họ mới biết chắc mình sử dụng nhạc cụ đó đã đúng hay chưa.

Hai nhạc sĩ Việt Nam cũng đưa đàn bầu vào trong tác phẩm của mình. Sáng tác của Tân - vốn được cho là hơi khó nghe với công chúng Việt Nam - sử dụng chất nhạc của miền cao nguyên mà tôi cảm thấy rất hứng thú và mới lạ khi được thưởng thức.

Các nghệ sĩ Mỹ đã trải nghiệm cuộc sống đường phố ở Hà Nội, mua sắm ác liệt, nhét đầy các vali của họ bằng những chiếc trống và cồng chiêng cùng vô số nhạc cụ dân tộc khác. Các nghệ sĩ Việt Nam thì đến thăm ngôi nhà nơi Schoenberg (nhạc sĩ và lý luận âm nhạc nổi tiếng của Mỹ thế kỷ 20) đã sống. Họ nói nhiều về Hollywood. Họ mua nhạc cụ - những chiếc violin và cello loại tốt và khó kiếm ở Hà Nội. Tân có cả một ngày đi mua sắm các thiết bị điện tử.

Chúng ta đã gieo những hạt mầm và chờ đợi xem cây non có lớn lên và lớn lên như thế nào. Những kết quả ban đầu có thể thấy được ở các sáng tác mới của Du Bois và Tân. Âm nhạc của cô đầy chất thơ và sâu lắng, được cả công chúng Mỹ và Việt Nam đáp ứng. Còn Tân, người có hiểu biết đầy ấn tượng cả về âm nhạc truyền thống Việt Nam và âm nhạc Mỹ, thì đã hấp thụ tích cực những ý tưởng mới và những âm thanh mà anh bắt gặp. Tuy thế, Tân có thể sẽ nhận thấy rằng nhạc của anh được đón nhận ở Mỹ hơn là ở Việt Nam.

Copland từng phát hiện ra những thanh âm Mỹ từ khi ở Mexico; Lou Harrison đã giúp đưa các nhạc cụ dân gian Indonesia trở thành một thứ có ảnh hưởng đáng kể trong âm nhạc Mỹ. Trong cả hai trường hợp này, tình bạn giữa các nhạc sĩ sáng tác đã giúp người Mỹ tìm được tiếng nói của chính họ, và sự trao đổi cũng có tác động trở lại với người bạn ở nước kia.
 
Giờ đây Du Bois và Tân là bạn thân. Hãy cùng hòa điệu.

Thanh Mai lược dịch
Ảnh: LAT

(Theo VNExpress)

Đầu trang
Các tin khác
  Giao lưu âm nhạc và văn hóa mang tên Thăng Long tại Mỹ (11/05/2010)
  Giao lưu âm nhạc Thăng Long tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh (11/05/2010)
  Một số hình ảnh dàn nhạc thính phòng Tây Nam - Hoa Kỳ (01/03/2010)
  Học bổng Toyto hỗ trợ tài năng âm nhạc trẻ Việt Nam (21/12/2009)
  Giới thiệu cây đàn Nyckelharpa độc đáo của Thuỵ Điển tại Khoa âm nhạc truyền thống (18/12/2009)
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn