1. CÁC NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH TUYỂN SINH
- Sáng tác âm nhạc (Mã ngành 7210203);
- Thanh nhạc (Mã ngành 7210205);
- Biểu diễn nhạc cụ phương Tây (Mã ngành 7210207): Violin, Viola, Cello, Double Bass, Flute, Oboe, Clarinet, Bassoon, Horn, Trumpet, Trombone, Tuba, Gõ giao hưởng, Accordion, E.Keyboard, Guitar;
- Piano (Mã ngành 7210208);
- Biểu diễn nhạc cụ truyền thống (Mã ngành 7210210): Bầu, Nhị, Sáo trúc, Nguyệt, Tỳ bà, Tranh, Tam thập lục (36 dây).
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
2.1. Đối tượng dự tuyển bao gồm:
a. Trình độ văn hóa
- Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có Bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;
- Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.
b. Trình độ chuyên môn
Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng âm nhạc hoặc có trình độ tương đương.
2.2. Điều kiện dự tuyển
a. Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;
b. Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định;
c. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng trong học tập thì tùy theo khả năng, nhu câu Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với với điều kiện sức khỏe của thí sinh.
3. Phạm vi tuyển sinh và địa điểm đào tạo
- Phạm vi tuyển sinh: Trong cả nước.
- Địa điểm đào tạo: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, 77 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
4. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
Phương thức tuyển sinh: Kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.
4.1. Xét tuyển môn Ngữ văn
Xét tuyển môn Ngữ văn dựa trên một trong các kết quả sau:
- Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong học bạ của 3 năm học THPT.
- Điểm trung bình chung môn Ngữ văn của 3 năm học THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Điểm thi môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
* Lưu ý: Điểm môn Ngữ văn là điểm điều kiện xét tuyển, không tính vào tổng điểm tuyển sinh nhưng phải đạt từ 5,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10).
4.2. Các môn thi tuyển
- Môn Kiến thức âm nhạc tổng hợp
- Môn Chuyên ngành
5. NỘI DUNG THI
5.1. Môn Kiến thức âm nhạc tổng hợp (thi vấn đáp)
Phân tích hình thức, vòng hòa thanh kết của 01 trích đoạn/tác phẩm ở hình thức từ 1 đoạn đơn đến 3 đoạn đơn thuộc trường phái âm nhạc Cổ điển.
5.2. Nội dung thi chuyên ngành
5.2.1. Sáng tác âm nhạc: Thi viết 180 phút
Phát triển nét nhạc cho sẵn thành một tác phẩm hoàn chỉnh ở hình thức ba đoạn đơn viết cho Piano.
5.2.2. Thanh nhạc
Biểu diễn ở trình độ tốt nghiệp trung cấp với chương trình quy định như sau:
- 01 aria trích trong nhạc kịch Việt Nam hoặc nước ngoài;
- 01 romance;
- 01 ca khúc Việt Nam;
- 01 bài dân ca Việt Nam.
* Lưu ý: Thí sinh thi Thanh nhạc đăng ký đệm với HĐTS.
5.2.3. Biểu diễn nhạc cụ phương Tây
Biểu diễn ở trình độ tốt nghiệp trung cấp với chương trình quy định như sau:
5.2.3.1. Các chuyên ngành đàn dây (Violin, Viola, Cello, Double Bass)
* Chuyên ngành Violin:
- 01 bài etude trong các sách Kreutzer, Rode, Dont, Paganini, v.v.;
- 02 phần partita solo có tính chất tương phản của J.S. Bach;
- Chương I hoặc chương II&III concerto với phần đệm Piano.
* Chuyên ngành Viola, Cello, Double Bass:
- 01 bài etude;
- 02 chương phức điệu (tác phẩm của J.S. Bach hoặc tương đương);
- 01 chương concerto hoặc 02 chương sonate với phần đệm piano.
5.2.3.2. Các chuyên ngành Kèn - Gõ (Flute, Oboe, Clarinet, Bassoon, Horn, Trumpet, Trombone, Tuba, Gõ giao hưởng)
* Các chuyên ngành Kèn:
- 01 cặp gam trưởng, thứ song song;
- 01 bài luyện tập (etude);
- Chương I hoặc chương II&III concerto;
- 01 bản sonate;
- 01 tiểu phẩm nước ngoài hoặc 01 tác phẩm Việt Nam.
* Chuyên ngành Gõ giao hưởng:
- 01 bài tập cho Trống con với phần đệm Piano;
- 01 bài tập cho Timpani có tremollo;
- 01 tác phẩm Marimba solo;
- Chương I hoặc chương II&III concerto, hoặc sonate (hoặc 01 tác phẩm viết cho bộ gõ).
5.2.3.3. Các chuyên ngành Accordion, Guitar, E. Keyboard (Phím điện tử)
* Chuyên ngành Accordion:
- 01 bài phức điệu;
- 01 tác phẩm ở hình thức lớn (suite hoặc variation) hoặc 01 chương sonate hoặc 01 chương concerto;
- 01 tác phẩm tự do (khuyến khích 01 tác phẩm Việt Nam).
* Chuyên ngành Guitar:
- 01 bài kỹ thuật (etude);
- 01 bài phức điệu;
- 01 tác phẩm ở hình thức lớn (suite hoặc variation) hoặc 01 chương sonate hoặc 01 chương concerto;
- 01 tác phẩm Việt Nam hoặc nước ngoài.
* Chuyên ngành E. Keyboard:
- 01 tác phẩm phức điệu Tiền Cổ điển (prelude và fuga hoặc suite);
- 01 chương sonate cổ điển;
- 01 tác phẩm đương đại.
5.2.4. Piano
Biểu diễn ở trình độ tốt nghiệp trung cấp với chương trình quy định như sau:
- 01 bài etude;
- 01 bài phức điệu (prelude và fuga hoặc 03 phần trong tổ khúc của Bach có độ khó tương đương);
- Chương I hoặc chương II&III concerto hoặc toàn bộ 01 sonate;
- 01 tác phẩm nước ngoài.
5.2.5. Biểu diễn nhạc cụ truyền thống (các chuyên ngành Bầu, Nhị, Sáo, Nguyệt, Tỳ bà, Tranh, Tam thập lục)
Biểu diễn ở trình độ tốt nghiệp trung cấp với chương trình quy định như sau:
- 01 bài bản trong các thể loại âm nhạc phong cách Chèo, Huế, Tài tử - Cải lương;
- 01 tác phẩm tự chọn.
6. HỒ SƠ, THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI, LỆ PHÍ THI
1. Hồ sơ gồm:
- Phiếu đăng ký dự thi hệ đại học vừa làm vừa học theo mẫu của HVÂNQGVN [Tải mẫu phiếu tại đây]
- Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT của cơ sở giáo dục nghề nghiệp (đối với các thí sinh đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển);
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với các thí sinh tốt nghiệp năm 2024. Thí sinh sẽ phải nộp bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THPT khi nhập học;
- Hồ sơ tốt nghiệp của nước ngoài đạt trình độ tương đương THPT của Việt Nam (được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ trung học phổ thông tại Việt Nam).
- Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp trung cấp âm nhạc hoặc cao đẳng âm nhạc;
- Bản sao công chứng xác nhận điểm môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc Học bạ 3 năm học THPT hoặc Sổ theo dõi và đánh giá học sinh theo lớp học của 3 năm học THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Hồ sơ chứng nhận ưu tiên (nếu có);
- Bản sao công chứng Thẻ căn cước công dân;
- 02 ảnh chân dung cỡ 3 x 4 (ghi đầy đủ họ tên và ngày tháng năm sinh của thí sinh ở mặt sau ảnh, ảnh chụp trong vòng 06 tháng).
2. Thời gian, địa điểm, phương thức nộp hồ sơ, nhận phiếu thi
a. Thời gian tư vấn và nhận hồ sơ: Theo thông báo tuyển sinh hàng năm của HVANQGVN
* Lưu ý: Không nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh qua các Sở GDĐT.
b. Phương thức nộp hồ sơ: Thí sinh khai hồ sơ trên hệ thống tuyển sinh online theo đường link;
Sau đó, nộp hồ sơ gốc theo một trong hai hình thức sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại: Văn phòng tuyển sinh HVÂNQGVN, tầng 3 nhà A3, 77 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện theo địa chỉ: Văn phòng tuyển sinh HVÂNQGVN, tầng 3 nhà A3, 77 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
3. Một số lưu ý
- Thí sinh có thể xem chi tiết Thông báo tuyển sinh hệ đại học vừa làm vừa học tại HVÂNQGVN hoặc tại trang thông tin điện tử Học viện tại: https://vnam.edu.vn
- Thí sinh thi chuyên ngành Thanh nhạc đăng ký đệm ngay khi nộp hồ sơ với Ban tư vấn và thu hồ sơ.
- Thí sinh nhận tư vấn trực tiếp tại Văn phòng Tuyển sinh HVÂNQGVN hoặc qua điện thoại: 024 38517093, 024 35141617, 0936176358.
- Kết quả tuyển sinh sẽ thông báo công khai tại HVÂNQGVN, trên trang https://vnam.edu.vn của Học viện. Thí sinh trúng tuyển sẽ được gửi giấy báo kết quả thi theo địa chỉ thí sinh đã đăng ký trong hồ sơ./.