Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Thông báo đào tạo
Trung cấp chính quy
Đại học chính quy
ĐH vừa làm vừa học
Sau đại học
Liên kết đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử Bộ VHTTDL
Thư điện tử Học viện
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 13532110
Sau đại học Thứ năm, 21/11/2024

QUY TRÌNH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGHIÊN CỨU SINH

TRONG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

TẠI HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM

 

Tải xuống văn bản

Căn cứ Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định đào tạo tiến sĩ của Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam, quy trình nghiên cứu khoa học và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam được thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC

Đào tạo trình độ tiến sĩ Âm nhạc học tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam nhằm cung cấp cho xã hội những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ và có năng lực hướng dẫn nghiên cứu khoa học .

II. THỜI GIAN ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ TẠI HỌC VIỆN ÂM NHẠC QG VN

 Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ là 03 năm tập trung. Trường hợp nghiên cứu sinh không có điều kiện theo học tập trung liên tục và được Giám đốc Học viện chấp nhận thì chương trình đào tạo và nghiên cứu của nghiên cứu sinh phải có tổng thời gian học và nghiên cứu như quy định, trong đó ít nhất 15 tháng tập trung liên tục tại Học viện để thực hiện đề tài nghiên cứu.

III. QUY TRÌNH HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH

Bước

Nội dung

Thời gian

Bước 1

 

 

 

NHẬP HỌC

 

- QĐ công nhận nghiên cứu sinh, phân công người hướng dẫn khoa học: 02 tuần sau khi có Thông báo trúng tuyển.

- QĐ thông qua tên đề tài: 04 tuần sau khi nhập học.

- QĐ phân công sinh hoạt về đơn vị chuyên môn: 04 tuần sau khi có QĐ công nhận tên đề tài và người hướng dẫn.

Bước 2

 

BẢO VỆ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

 

 

 

- Trong thời gian 03 tháng kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh.

- Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần phải hoàn thành chương trình chuyển đổi kiến thức trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh.

 Bước 3

 

BẢO VỆ  TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

HOÀN THÀN CÁC HỌC PHẦN TS

 

 

 

Trong thời gian 18 tháng kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh.

 Bước 4

 

BẢO VỆ CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

 

 

 

Trong thời gian 24 tháng kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh.

 Bước 5

BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CẤP CƠ SỞ

 

 

- Trong thời gian 30 tháng .  Yêu cầu nộp chứng chỉ Tiếng Anh B2.

Bước 6

Diamond: Phản biện 
độc lập

 

 

Tối đa 3 tháng sau khi bảo vệ Luận án cấp cơ sở, nghiên cứu sinh phải nộp Luận án đã chỉnh sửa cho Phòng QL Sau đại học và NCKH.Kèm theo bản giải trình những điểm đã sửa chữa có chữ ký của CBHD, Chủ tịch, các phản biện và thư ký của Hội đồng cấp cơ sở.

 

Bước 7

BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CẤP HỌC VIỆN

 

 

Tối đa 03 tháng từ khi có quyết định thành lập, Hội đồng phải họp đánh giá Luận án cho nghiên cứu sinh.

 

 

Bước 8

 

QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN HỌC VỊ VÀ CẤP BẰNG TIẾN SĨ

 

 

 

Tối thiểu đủ 03 tháng kể từ ngày bảo vệ thành công Luận án cấp Học viện.

 

 Năm thứ I:

          - Thông qua tên đề tài.

          - Bảo vệ đề cương chi tiết

          - Học các học phần trình độ tiến sĩ.

          - Bảo vệ Tiểu luận tổng quan

          - Bảo vệ Chuyên đề 1

Năm thứ II:

          - Bảo vệ chuyên đề 2, 3.

          - Học các học phần trình độ tiến sĩ.

          - Thi ngoại ngữ trình độ B2.

Năm thứ III:

          - Bảo vệ luận án cấp cơ sở.

          - Bảo vệ luận án cấp Học viện.

1. Nhập học và hoàn thành các học phần bổ sung và học phần trình độ tiến sĩ

- Tiến hành các thủ tục nhập học.

- Xây dựng kế hoạch học tập, nghiên cứu nộp về Phòng QL SĐH trong vòng 01 tháng kể từ ngày nhập học.

- Tất cả các nghiên cứu sinh phải hoàn thành các học phần trình độ tiến sĩ gồm 02 học phần bắt buộc (4 tín chỉ), 01 học phần tự chọn ( 2 tín chỉ).

- Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sỹ chuyên ngành gần phải hoàn thành 6 học phần với 12 tín chỉ.

2. Bảo vệ đề cương chi tiết Luận án tiến sĩ và Tiểu luận tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Bảo vệ đề cương chi tiết Luận án

Đề cương chi tiết gồm những nội dung cơ bản sau:

- Phần Mở đầu: Lý do chọn đề tài,Tính cấp thiết của đề tài, Lịch sử đề tài; Mục đích nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu;Đóng góp khoa học của nghiên cứu; Kết cấu của Luận án.

- Phần Nội dung nghiên cứu sinh dự kiến nghiên cứu: Gồm các chương, mục và nội dung cơ bản của Luận án.

Hồ sơ xin bảo vệ Đề cương chi tiết Luận án tiến sĩ gồm:

- Đơn xin bảo vệ (có ý kiến ‎đồng ý của người hướng dẫn khoa học)

- 05 bản Đề cương chi tiết.

2.2. Bảo vệ Tiểu luận tổng quan tình hình nghiên cứu

 Tiểu luận tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài luận án có dung lượng từ 20 đến 30 trang. Nội dung Tiểu luận tổng quan gồm:

- Hệ thống hóa các công trình, bài viết đã được công bố trong nước và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án.

- Phân tích và nêu rõ những mặt thành công và mức độ thành công của các công trình nghiên cứu trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đề tài luận án;

- Phân tích và nêu rõ những vấn đề liên quan đến đề tài luận án mà trong các công trình nói trên đã đề cập nhưng chưa được giải quyết một cách triệt để, đang còn có những ý kiến khác nhau hoặc còn đang bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu.

- Lựa chọn và xác định những vấn đề nội dung luận án mà tác giả cần và sẽ tập trung giải quyết.

- Danh mục tài liệu tham khảo

Hồ sơ xin bảo vệ Tiểu luận tổng quan tình hình nghiên cứu gồm:

- Đơn xin bảo vệ (có đồng ý của người hướng dẫn khoa học)

- 05 bản Tiểu luận tổng quan.

3. Bảo vệ các chuyên đề tiến sĩ

Mỗi chuyên đề có dung lượng từ 20 đến 30 trang. Chuyên đề tiến sĩ phải liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài Luận án, gồm các nội dung chính sau:

- Phần Mở đầu: Sự cần thiết của việc nghiên cứu chuyên đề; Mục đích nghiên cứu; Ph­­ương pháp nghiên cứu; Kết cấu của chuyên đề; Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo.

Hồ sơ xin bảo vệ chuyên đề tiến sỹ gồm:

- Đơn xin bảo vệ (có đồng ý của người hướng dẫn khoa học).

- 05 bản cho mỗi một chuyên đề.

4. Bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp cơ sở

Hồ sơ xin bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp cơ sở (Theo Qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo). NCS có 02 tháng kể từ ngày bảo vệ để sửa chữa và nộp lại luận án cho phòng Quản lý SĐH&NCKH để tiếp tục quy trình bảo vệ.

5. Phản biện độc lập (Theo Qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Hồ sơ sau khi có nhận xét của 02 phản biện độc lập:

6. Bảo vệ Luận án cấp Học viện (Theo Qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

7. Cấp bằng tiến sĩ (Theo Qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA NGHIÊN CỨU SINH

1. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án, nghiên cứu sinh phải thực hiện các nhiệm vụ:

a) Thực hiện đúng kế hoạch dự kiến để xin ý kiến và trao đổi chuyên môn với người hướng dẫn.

b) Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt khoa học của Tổ bộ môn chuyên môn, ít nhất 4 lần/năm. Trình bày kết quả nghiên cứu khoa học tại Tổ bộ môn chuyên môn ít nhất 2 lần/năm. Có Biên bản sinh hoạt chuyên môn, có xác nhận của Tổ bộ môn chuyên môn và gửi kèm sản phẩm khoa học đến Phòng QL Sau đại học và NCKH.

c) Kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh đến trước khi bảo vệ luận án cấp cơ sở, viết ít nhất 02 (03) bài báo khoa học công bố nội dung của Luận án (không kể những bài báo khoa học đã được đăng trước thời điểm xét tuyển nghiên cứu sinh) đăng trên các tạp chí khoa học theo danh mục tạp chí do Học viện quy định;

d) Viết báo cáo khoa học và tham gia các sinh hoạt khoa học có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của mình ở trong và ngoài Học viện.

đ) Định kỳ báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu của mình với người hướng dẫn, với Tổ bộ môn chuyên môn và Phòng QL Sau đại học và NCKH theo kế hoạch 06 tháng 1 lần bằng văn bản kèm theo sản phẩm khoa học. 

2. Trong quá trình học tập, nghiên cứu sinh phải dành thời gian tham gia vào các hoạt động chuyên môn, trợ giảng, nghiên cứu, hướng dẫn sinh viên thực tập hoặc nghiên cứu khoa học tại Học viện theo sự phân công của Tổ chuyên môn.

3. Vào tháng 11 hàng năm, nghiên cứu sinh phải có báo cáo về kết quả học tập và tiến độ nghiên cứu của mình bao gồm: những học phần, số tín chỉ đã hoàn thành; kết quả nghiên cứu, tình hình công bố kết quả nghiên cứu; kế hoạch học tập, nghiên cứu trong năm học mới nộp cho Tổ bộ môn chuyên môn và Phòng QL Sau đại học để xem xét đánh giá.

4. Nghiên cứu sinh không được tìm hiểu hoặc tiếp xúc với phản biện độc lập, không được liên hệ hoặc gặp gỡ với các thành viên Hội đồng cấp Học viện trước khi bảo vệ luận án; không được tham gia vào các quá trình chuẩn bị tổ chức bảo vệ luận án như đưa hồ sơ luận án đến các thành viên Hội đồng; không được tiếp xúc để lấy các bản nhận xét luận án của các thành viên Hội đồng, các nhà khoa học, các tổ chức khoa học.

5. Nghiên cứu sinh phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đúng thời hạn theo quy định của Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

6. Nếu nghiên cứu sinh không trao đổi học thuật với người hướng dẫn khoa học, không có sản phẩm nghiên cứu khoa học, không thực hiện quy định sinh hoạt khoa học ở Tổ bộ môn chuyên môn hoặc không đóng học phí trong vòng 12 tháng, Phòng QL Sau đại và NCKH học sẽ trình Giám đốc Học viện quyết định việc có cho phép nghiên cứu sinh tiếp tục học tập hay không. 

Tải xuống văn bản

Đầu trang
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn