Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Thông tin nghiên cứu KH
Luận án Tiến sĩ
Luận văn Thạc sĩ
Biểu mẫu đăng ký NCKH
Mẫu đăng ký GS, PGS
Giáo trình
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử Bộ VHTTDL
Thư điện tử Học viện
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 13532161
Luận văn Thạc sĩ Thứ năm, 21/11/2024

Tác giả: Nguyễn Văn Việt
Đề tài: “Giảng dạy hòa tấu cho Accordion bậc Trung cấp tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam”
Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy chuyên ngành âm nhạc (Accordeon)
Mã số: 8 21 02 02
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tài Hưng
Ngày đăng: 07/06/2021 

Toàn văn Luận văn

Tóm tắt Luận văn:

 

AnchorAnchorPHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Loại hình hòa tấu Accordion giữ một vai trò quan trọng trong nghệ thuật biểu diễn Accordion. Các chương trình, tiết mục hòa tấu Accordion luôn có mặt trong những sự kiện Accordion lớn. Từ năm 1956 tới nay, tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, môn học hòa tấu nằm trong chương trình đào tạo chuyên ngành biểu diễn Accordion, được xây dựng và phát triển bởi nhiều thế hệ giảng viên trình độ chuyên môn cao, từng được đào tạo chính quy tại Việt Nam và những quốc gia có nghệ thuật Accordion phát triển mạnh. 

Suốt 60 năm qua, nhiều thế hệ giảng viên tâm huyết như PGS. NSƯT. Nguyễn Xuân Tứ, NGƯT. Nguyễn Đại Đồng, PGS. TS. NSƯT. Lưu Quang Minh, TS. Lê Thị Ngọc Thanh, TS. Nguyễn Tài Hưng, v.v... không chỉ đảm nhiệm việc giảng dạy, chuyên trách môn học hòa tấu trong nhiều năm, mà còn tích cực biên soạn, phối khí, dàn dựng, biểu diễn nhiều tác phẩm hòa tấu Accordion có giá trị nghệ thuật cao của các nhạc sĩ trong và ngoài nước, phục vụ thiết thực cho công tác đào tạo và biểu diễn. Nhiều giảng viên, sinh viên Accordion của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam từng tham gia và đạt được thành tích cao ở bảng hòa tấu Accordion tại những cuộc thi âm nhạc quốc gia và quốc tế.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, chúng tôi nhận thấy hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong thực trạng giảng dạy môn học hòa tấu Accordion như:

- Vai trò, vị trí của lĩnh vực hòa tấu cho Accordion chưa được đánh giá đúng mức, một số giáo viên và học sinh vẫn còn những quan niệm cho rằng đây chỉ là môn học phụ. 

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Accordion bậc trung cấp và đại học đã được thông qua từ năm 1998 có bao gồm môn học hòa tấu với danh mục tác phẩm giảng dạy khá hạn chế cả về số lượng, thể loại tác phẩm và hình thức hòa tấu, bản phổ tác phẩm. 

- Có rất ít những công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực giảng dạy hòa tấu Accordion.

- Hầu hết đội ngũ giảng viên trình độ cao, có kinh nghiệm giảng dạy môn học hòa tấu đều đã nghỉ hưu. Trong khi đó, đội ngũ giảng viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm, chưa có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ để có thể đảm nhiệm tốt vai trò giảng viên chuyên trách môn học hòa tấu;

- Mặt bằng về trình độ, kỹ năng diễn tấu cá nhân của học sinh khi bắt đầu tham dự môn học hòa tấu còn chưa đồng đều, thậm chí nhiều em có năng lực yếu, chưa đạt những yêu cầu cơ bản ngay cả với môn chuyên ngành, gây khó khăn không ít cho quá trình tổ chức, giảng dạy, dàn dựng các tiết mục hòa tấu nằm trong chương trình đào tạo. 

- Trong đời sống xã hội hiện nay, lĩnh vực hòa tấu Accodion có thể đóng góp một vai trò mũi nhọn, góp phần đưa cây đàn Accordion đến gần gũi hơn với công chúng, tuy nhiên vấn đề này chưa được quan tâm một cách thích đáng, 

Những hạn chế nêu trên cần có những nghiên cứu chuyên sâu nhằm góp phần đưa ra những giải pháp khắc phục, đây là những vấn đề mang tính cấp thiết đối với lĩnh vực giảng dạy chuyên ngành Accordion trong giai đoạn mới. 

Với những kiến thức và kinh nghiệm được tích lũy trong suốt quá trình học tập, thực hành biểu diễn, cùng với may mắn được tham gia trợ giảng môn học hòa tấu bậc trung cấp tại khoa AGO, tôi nhận thấy hình thức hòa tấu Accordion tuy không phải là một lĩnh vực nghệ thuật mới mẻ nhưng lại đang rất cần có những công trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Mặc dù năng lực bản thân còn nhiều hạn chế, nhưng với mong muốn được góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp đào tạo, tôi xin phép được thực hiện đề tài “Giảng dạy hòa tấu cho Accordion bậc Trung cấp tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam”.

2. Lịch sử nghiên cứu:

Một số công trình nghiên cứu có liên quan mật thiết đến đề tài:

● Lưu Quang Minh, “Nghệ thuật Accordion đương đại Việt Nam” (luận án tiến sĩ, Hà Nội, 2002);

● Nguyễn Tài Hưng, “Phối khí dàn nhạc accordeon trong thực tiễn đào tạo và biểu diễn tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam” (Đề tài NCKH, HVANQGVN, 2019);

● Nguyễn Tài Hưng, “Nghệ thuật chuyển soạn tác phẩm âm nhạc cho Accordion” (Luận án tiến sĩ, Hà Nội, 2007);

● Nguyễn Hoàng Phương, “Nghệ thuật đệm và hòa tấu thính phòng trong đào tạo ngành piano chuyên nghiệp Việt Nam” (Luận án tiến sĩ, HVANQGVN, 2015).

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là lĩnh vực giảng dạy hòa tấu cho Accordion bậc trung cấp tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở những hình thức hòa tấu thuần Accordion, với thành phần từ 2-5 đàn Accordion (đôi khi có thể sử dụng nhạc cụ khác hỗ trợ), thuộc dòng Accordion kinh điển (classic Accordion). Hình thức hòa tấu dàn nhạc Accordion, hòa tấu Accordion với nhạc cụ khác được đề cập đến trong luận văn như yếu tố tham khảo làm sáng tỏ thêm vấn đề nghiên cứu. 

4. Mục tiêu nghiên cứu:

       Nghiên cứu thực trạng đào tạo và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn hòa tấu cho học sinh bậc trung cấp bảy năm chuyên ngành Accordion tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu:

       Luận văn sử dụng phương pháp thu thập, thống kê, phân loại, phân tích các tài liệu nghiên cứu, bản phổ, chương trình giảng dạy, chương trình thi Accordion quốc tế… phục vụ cho nghiên cứu đề tài.

Phương pháp thực nghiệm giảng dạy có kiểm chứng, đối chứng, so sánh, đánh giá chất lượng học sinh và quá trình giảng dạy để phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn còn sử dụng phương pháp thu thập ý kiến, nhận xét, trao đổi với các chuyên gia.

6. Những đóng góp của đề tài:

Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về phương pháp giảng dạy môn học hòa tấu Accordion ở bậc trung cấp.

Đề xuất cập nhật, đa dạng hóa biểu mục tác phẩm âm nhạc viết nguyên bản hoặc chuyển soạn cho hòa tấu Accordion, đa dạng hóa các hình thức hòa tấu Accordion trong điều kiện cho phép, để phục vụ giảng dạy môn học hòa tấu bậc trung cấp tại HVANQGVN. 

7. Bố cục luận văn:

AnchorĐề tài: “Giảng dạy hòa tấu cho Accordion bậc Trung cấp tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam” gồm 02 chương:

AnchorChương 1: Lĩnh vực hòa tấu cho Accordion và thực trạng giảng dạy, phân tích tổng quan về sự phát triển của loại hình hòa tấu cho Accordion trên thế giới và ở Việt Nam; thực trạng đào tạo môn học hòa tấu Accordion tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Anchor

Chương 2: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn hòa tấu Accordion hệ Trung cấp phân tích, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo môn học hòa tấu Accordion bậc Trung cấp.Anchor

 

CHƯƠNG 1Anchor

 LĨNH VỰC HÒA TẤU CHO ACCORDIONAnchor

VÀ THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY

AnchorAnchor1.1 Tổng quan về lĩnh vực hòa tấu cho Accordion

AnchorAnchor1.1.1 Vài nét về lịch sử phát triển trên thế giới và ở Việt Nam

Theo các nghiên cứu quốc tế về lịch sử nghệ thuật Accordion, những hình thức hòa tấu Accordion dạng nghiệp dư đã xuất hiện ở châu Âu từ cuối thế kỷ XIX[1]

Trong thế kỷ XX, các hình thức độc tấu, hòa tấu Accordion theo hướng hàn lâm hóa được phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực biểu diễn, cũng như trong đào tạo chính quy tại các nhạc viện lớn và các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp, đầu tiên là ở những nước châu Âu có truyền thống nghệ thuật về cây đàn này như các nước cộng hòa thuộc Liên Xô (trước đây), các nước châu Âu, châu Mỹ, sau đó tại hầu khắp các nước thuộc năm châu lục. 

Từ nửa sau thế kỷ XX cho tới nay, những cuộc thi Accordion quốc tế uy tín hàng đầu như Coup Mondial, Trophee Mondial, Klingenthal (Đức), Castelfidardo (Ý), v.v…là sân khấu tranh tài, khẳng định đẳng cấp của những tập thể nghệ sĩ hòa tấu Accordion xuất sắc trong nghệ thuật Accordion đương đạiAnchor.

Nửa sau thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI là giai đoạn nở rộ những tác phẩm đương đại viết nguyên bản cho hòa tấu Accordion với ngôn ngữ âm nhạc mang hơi thở thời đại, kỹ thuật diễn tấu phức tạp của các nhạc sĩ, nghệ sĩ mà tên tuổi đã trở thành kinh điển trong nghệ thuật Accordion thế giới ngày nay.

Ở Việt Nam, từ năm 1956, cùng với sự ra đời của Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), ngay từ những ngày mới thành lập cho tới ngày nay, tại Khoa AGO đã sớm triển khai các hình thức hòa tấu Accordion đa dạng với sự tham gia dàn dựng và biểu diễn của nhiều thế hệ giảng viên tâm huyết với lĩnh vực hòa tấu Accordion. Nhiều nhạc sĩ Việt Nam đã có những sáng tác nguyên bản cho hòa tấu Accordion. Bên cạnh đó, nhiều thế hệ giảng viên Accordion tại Học viện Âm nhạc QGVN đã tích cực chuyển soạn nhiều tác phẩm âm nhạc kinh điển của thế giới và Việt Nam đóng góp cho nhạc mục đào tạo và biểu diễn hòa tấu và dàn nhạc Accordion.

Thành tựu trong lĩnh vực hòa tấu Accordion tại Học viện ANQGVN cũng được ghi nhận bằng những giải thưởng cao mà tập thể đội ngũ giảng viên, sinh viên chuyên ngành Accordion đã đạt được trong các cuộc thi âm nhạc quốc gia và quốc tế.

1.1.2Cơ cấu, thành phần hòa tấu accordion.

Anchor● Hoà tấu thuần Accordion

Hoà tấu thuần Accordion (hòa tấu Accordion với nhau) là hình thức hòa tấu được sử dụng rộng rãi trong đào tạo và biểu diễn Accordion trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong đó,  phổ biến nhất là song tấu, tam tấu, tứ tấu và ngũ tấu Accordion. 

● Hòa tấu Accordion với nhạc cụ khác.

Cho tới nay, hình thức hòa tấu Accordion với nhạc cụ khác chưa định hình và trở thành kinh điển như đối với một số nhạc cụ kinh điển phương tây khác (tam tấu, tứ tấu đàn dây; tam tấu, tứ tấu piano với đàn dây, v.v…), ngoài ra, trong đào tạo Accordion chuyên nghiệp, các tác phẩm thuộc hình thức này chủ yếu được sáng tác hoặc chuyển soạn cho đàn Accordion free-bass (chơi với nhạc cụ khác). 

● Hòa tấu dàn nhạc Accordion

Hình thức hòa tấu dàn nhạc rất phổ biến trong lĩnh vực đào tạo và biểu diễn Accordion và có thể được tích hợp trong chương trình giảng dạy hòa tấu. Ở các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp trên thế giới luôn có các dàn nhạc Accordion của học sinh, sinh viên phục vụ đào tạo và biểu diễn. Đây cũng là hình thức diễn tấu tập thể được sự yêu thích của chính người học, người biểu diễn cũng như của đông đảo khán giả, bởi sự phong phú về âm hưởng, sự đa dạng về âm sắc và những khả năng biểu hiện âm nhạc phong phú của nó. 

AnchorAnchor1.1.3 Một số đặc điểm về kỹ năng hòa tấu

“Trong âm nhạc, hoà tấu (t. Pháp: ensemble) là sự kết hợp của một số nhạc cụ hoặc giọng hát khi diễn tấu một tác phẩm âm nhạc. Sự diễn tấu cân đối, chính xác và hài hoà được gọi là một ensemble tốt”[2].

Lĩnh vực hoà tấu thính phòng nói chung và hòa tấu cho Accordion nói riêng đều có những đặc điểm tương đồng, những yêu cầu chung về kỹ năng diễn tấu. Ngoài yêu cầu tối thiểu về năng lực diễn tấu trên cây đàn Accordion chuyên ngành của mỗi thành viên tham gia nhóm hòa tấu, mỗi thành viên tham gia hòa tấu cần nắm được những đặc điểm về kỹ năng hòa tấu cơ bản. Sự kết nối giữa các thành viên trong nhóm hòa tấu được hình thành và phát triển theo quá trình học tập, rèn luyện, với những yêu cầu cơ bản như kỹ năng đọc bản nhạc, kỹ năng nghe, sự phối hợp ăn ý giữa các bè hòa tấu, cũng như yêu cầu về kiến thức lịch sử, phong cách âm nhạc của tác phẩm, tác giả. 

Tham khảo những công trình nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực hòa tấu, kết hợp với kinh nghiệm đúc kết trong thực tiễn giảng dạy môn học hòa tấu giúp chúng tôi tóm lược những đặc điểm cơ bản về kỹ năng hòa tấu bao gồm:

● Sự thống nhất và tương tác giữa các thành viên trong nhóm hòa tấu.

 Kỹ năng nghe.

 Kỹ năng đọc bản nhạc, thị tấu.

 Kiến thức về lịch sử, phong cách tác giả, tác phẩm.

AnchorAnchorAnchor1.2 Thực trạng môn học

AnchorAnchor1.2.1 Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy môn học hòa tấu Accordion qua các thời kỳ tại Khoa Accordion-Guitar-E. Keyboard Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam qua các thời kỳ gồm Nhà giáo Vũ Thuận (từ 1956 tới giữa thập niên 1970), PGS. NSƯT. Xuân Tứ (từ 1973 tới 1983); NGND. Từ Sơn Hải (từ 1986); NGƯT. Ths. Nguyễn Đại Đồng (từ 1969); PGS. TS. NGƯT. Lưu Minh (từ 1980); TS. Lê Thị Ngọc Thanh (1995-1998); TS. Nguyễn Tài Hưng (từ 1998 đến nay). Gần đây, bộ môn mời một số cộng tác viên tham gia trợ giảng môn hòa tấu Accordion. 

Thực trạng về đội ngũ giảng viên dạy môn học hòa tấu Accordion hiện nay cho thấy sự bất cập ở chỗ, những giảng viên giàu kinh nghiệm, từng được đào tạo bài bản ở những quốc gia có nghệ thuật Accordion phát triển thuộc các thế hệ trước phần lớn đã nghỉ hưu, trong khi đội ngũ giảng viên trẻ kế cận còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy hòa tấu.

1.2.2 Chương trình đào tạo

Hiện nay hệ Trung học dài hạn 7 năm tại học viện có thời lượng dành môn học hòa tấu còn ba năm rưỡi (năm thứ 4, 5, 6 và học kỳ một năm thứ 7). Việc rút ngắn thời gian đào tạo với môn học hòa tấu (từ sáu năm rưỡi còn ba năm rưỡi) đặt ra yêu cầu cấp thiết phải điều chỉnh lại chương trình, giáo trình đào tạo, cập nhật, bổ sung danh mục tác phẩm giảng dạy đối với môn học hòa tấu bậc trung cấp.

Nghiên cứu chương trình đào tạo môn học cho thấy danh mục tác phẩm giảng dạy (Chương trình đào tạo chuyên ngành Accordion 1998) chưa có sự phong phú, đa dạng về các thời kỳ âm nhạc, danh mục tác phẩm không ghi tác phẩm viết cho hình thức hòa tấu nào (song tấu, tam tấu, tứ tấu hoặc dàn nhạc Accordion, v.v…). 

Một số tác phẩm đã được một số giảng viên phụ trách môn học hòa tấu sưu tầm, đưa vào dàn dựng từ năm 1998 đến nay chưa được thống kê, phân loại, sắp xếp theo trình độ cho các bậc học và năm học. 

Bên cạnh những hạn chế về biểu mục tác phẩm giảng dạy trong chương trình đào tạo năm 1998, việc tập hợp, biên soạn các tuyển tập, giáo trình tác phẩm hòa tấu phục vụ giảng dạy cũng chưa được đầu tư thích đáng. 

AnchorAnchor1.2.3 Phương pháp giảng dạy

AnchorAnchorAnchor1.2.3.1 Yếu tố người dạy.

Lĩnh vực giảng dạy hòa tấu accordion đòi hỏi người giảng dạy không chỉ có kinh nghiệm giảng dạy độc tấu, mà còn phải có kiến thức, kỹ năng tổng hợp, bao gồm từ kỹ năng chỉ huy, đọc tổng phổ, chuyển soạn-phối khí, hiệu đính tác phẩm cho tới kỹ năng giảng dạy, dàn dựng, nắm được phương pháp, kỹ năng hòa tấu cơ bản. Trong khi đó hầu hết đội ngũ giảng viên trẻ ở bộ môn hiện nay chưa được bồi dưỡng cũng như chưa có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về lĩnh vực này. Qua quá trình học tập nhiều năm, đồng thời trực tiếp tham gia trợ giảng môn học hòa tấu bậc trung cấp tại bộ môn, chúng tôi nhận thấy một số vướng mắc sau:

- Vấn đề tổ chức lớp hòa tấu, yếu tố sĩ số học sinh tham gia lớp học hòa tấu cần được giảng viên cân nhắc tổ chức, sắp xếp hợp lý.

- Vấn đề bồi dưỡng, nâng cao phương pháp giảng dạy: còn thiếu những chuyên đề bồi dưỡng kỹ năng cơ bản về phương pháp giảng dạy hòa tấu, hòa tấu dàn nhạc. Còn rất thiếu những công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực hòa tấu.

Anchor1.2.3.2 Yếu tố người học.

- Năng lực diễn tấu cá nhân: trình độ của học sinh tham gia môn học không đồng đều.

- Kỹ năng nghe và sự phối hợp ăn ý, mối tương tác giữa các bè. Trong quá trình chơi hòa tấu, các em thường chỉ tập trung nghe bè của mình, chưa biết lắng nghe các bè khác để có sự tương tác chung. Ngoài ra, các em cũng chưa nắm được các chức năng của bè mình và các bè khác trong cấu trúc chung của tác phẩm. 

- Kỹ năng làm việc độc lập ngoài giờ lên lớp, phần lớn các em chưa có ý thức chủ động làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm, tập luyện với nhau ngoài giờ lên lớp.

- Vấn đề trau dồi kiến thức lịch sử, phong cách tác phẩm. AnchorAnchor

1.2.3.3 Các yếu tố khác

a)  Công tác thực hành biểu diễn:

Các em học sinh chưa có điều kiện được tham gia thực hành biểu diễn thường xuyên. 

b) Trang thiết bị phục vụ giảng dạy

Nhiều nhạc cụ phục vụ môn học đã hư hỏng, xuống cấp, thiếu nhạc cụ chuyên dụng phục vụ môn học (accordion-bass, accordion free-bass, bộ gõ…)

 

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

1. Lĩnh vực hòa tấu Accordion có một vai trò, vị trí quan trọng trong lĩnh vực đào tạo và biểu diễn Accordion chuyên nghiệp. Tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chính quy trên thế giới và Việt Nam, hòa tấu Accordion (bao gồm cả hình thức hòa tấu dàn nhạc Accordion) là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo. 

2. Chương I của luận văn đã phân tích thực trạng giảng dạy môn học hòa tấu, những hạn chế, bất cập, vướng mắc cần có giải pháp khắc phục:

a) Chương trình đào tạo chuyên ngành Accordion được ban hành từ năm 1998, trong đó chương trình và nhạc mục tác phẩm giảng dạy môn học hòa tấu còn khá sơ sài, chưa được chỉnh sửa, cập nhật sau 20 năm. Thời lượng dành cho môn học hòa tấu từ sáu năm rưỡi (hệ trung cấp 9 năm trước đây) nay rút còn ba năm rưỡi (hệ trung cấp 7 năm), đòi hỏi cấp thiết phải điều chỉnh chương trình đào tạo môn học hòa tấu;

b) Đội ngũ giảng viên kế cận chưa được bồi dưỡng, trang bị về kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy môn học hòa tấu, cũng như dàn nhạc Accordion;

c)  Lĩnh vực hòa tấu cho Accordion tại Học viện còn thiếu sự đúc kết, hệ thống hóa về mặt phương pháp giảng dạy;

Anchord) Vai trò của môn học hòa tấu còn chưa được đánh giá đúng mức. Công tác thực hành biểu diễn, trang thiết bị, nhạc cụ phục vụ giảng dạy môn học hòa tấu còn nhiều hạn chế. Anchor

 

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN HÒA TẤU ACCORDION HỆ TRUNG CẤP

2.1. Tổ chức, sắp xếp lớp học hòa tấu

AnchorAnchor2.1.1 Các nhóm hòa tấu Accordion

       Khi tổ chức các nhóm hòa tấu, giảng viên phụ trách lớp hòa tấu cần tiến hành kiểm tra, đánh giá trình độ học sinh, đặc biệt học sinh những năm đầu mới nhập học môn hòa tấu, để từ đó cân nhắc lựa chọn tác phẩm giảng dạy, bố trí phân công các bè phù hợp, có tính đến khả năng, trình độ diễn tấu cá nhân của từng học sinh. Việc chọn tác phẩm hoặc việc giao bè diễn tấu vừa sức, phù hợp với trình độ của từng học sinh có một ý nghĩa quan trọng. Khi giảng viên giao bè có độ khó kỹ thuật phù hợp, không quá sức học sinh sẽ giúp các em tập trung toàn bộ vào khía cạnh thể hiện âm nhạc. Tất nhiên việc giao bài theo lộ trình từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, nâng dần kỹ năng diễn tấu của học sinh theo từng năm học cũng là yếu tố mà giảng viên cần theo dõi, nắm bắt. 

       Việc kiểm tra, đánh giá trình độ học sinh nên có sự bàn bạc, trao đổi giữa giảng viên phụ trách môn hòa tấu và giảng viên môn chuyên ngành. Giảng viên phụ trách môn hòa tấu cần có sự quan tâm, theo dõi quá trình học tập của từng học sinh không chỉ ở lớp học hòa tấu do mình phụ trách mà cả đối với môn học chuyên ngành của học sinh (thông qua các kỳ thi của môn học chuyên ngành). 

Quá trình tổ chức các nhóm hòa tấu Accordion cần có sự linh hoạt, nhạy bén của giảng viên, bao gồm cả việc lựa chọn tác phẩm giảng dạy, việc sắp xếp các nhóm hòa tấu căn cứ tình hình thực tế mỗi khóa học, trình độ diễn tấu cá nhân của từng học sinh, căn cứ từ yêu cầu sư phạm, thúc đẩy việc rèn luyện bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hòa tấu cho từng học sinh. 

2.1.2 Hòa tấu dàn nhạc Accordion

Nhằm đa dạng hóa chương trình giảng dạy môn học hòa tấu trình độ trung cấp, chúng tôi đề xuất tăng cường hình thức hòa tấu dàn nhạc Accordion. 

Hòa tấu dàn nhạc Accordion là một hình thức diễn tấu tập thể khá phổ biến và được yêu thích trong đào tạo và biểu diễn Accordion trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Thành phần chính của dàn nhạc Accordion là các bè Accordion (thường được chia thành 4-5 nhóm). Tùy tác phẩm và người dàn dựng-phối khí, còn có sự tham gia của một số nhạc cụ khác (piano, harp, flute, trumpet, contrabass, guitar-bass, organ điện tử, bộ gõ, v.v...), khiến cho hình thức hòa tấu dàn nhạc Accordion trở nên phong phú, hấp dẫn hơn, tạo được sức lan tỏa trong đời sống xã hội. Như vậy, hình thức dàn nhạc Accordion không chỉ giúp cho các học sinh Accordion được làm quen và được bồi dưỡng về kỹ năng ngồi dàn nhạc, mà còn tạo điều kiện cho các em được tiếp cận với một số nhạc cụ khác trong quá trình tham gia dàn nhạc. 

Hình thức hòa tấu dàn nhạc Accordion có thể giữ một vai trò tích cực trong việc đa dạng hóa các hình thức hòa tấu Accordion, giúp cây đàn Accordion tiếp cận gần gũi hơn với đời sống xã hội và các tầng lớp công chúng khán giả, đồng thời chứa đựng một ý nghĩa giáo dục quan trọng trong sự hình thành thẩm mỹ âm nhạc, kỹ năng biểu diễn đối với học sinh chuyên ngành Accordion từ bậc học trung cấp.

2.2 Đổi mới việc rèn luyện kỹ năng hòa tấu

 “Hòa tấu là một dạng diễn tấu tập thể, trong đó các thành viên của nhóm hòa tấu diễn tả nội dung nghệ thuật của tác phẩm thông qua những phương tiện biểu diễn của mình. Việc diễn tấu cùng nhau trong nhóm hòa tấu không chỉ đơn thuần là “chơi đàn” cùng nhau, mà điều quan trọng là sự đồng cảm và đồng sáng tạo. Khối thống nhất của các ý đồ nghệ thuật, khối thống nhất của sự tương tác cảm xúc, sự diễn tấu hứng khởi đối với tác phẩm của tất cả các thành viên nhóm hòa tấu - đó chính là đặc trưng của nghệ thuật hòa tấu” [3]. Như vậy, việc đạt tới sự đồng đều âm hưởng của toàn bộ nhóm hòa tấu, khối thống nhất về cảm xúc nghệ thuật giữa tất cả các thành viên nhóm hòa tấu chính là mục đích cần đạt được thông qua quá trình tập luyện trong lớp hòa tấu dưới sự hướng dẫn, dàn dựng của giảng viên phụ trách môn học. 

Nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng hòa tấu cho học sinh, giảng viên cần lưu ý một số vấn đề sau sau:

  • Sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm hòa tấu.
  •  

● Rèn luyện sự đồng đều về kỹ thuật ngón bấm, nhịp điệu, tốc độ.

Anchor● Bổ sung các bài tập kỹ thuật.

● Tạo sự cân bằng cường độ giữa các bè

● Việc rèn luyện ngoài giờ lên lớp

       ● Ứng dụng phương tiện ghi âm, ghi hình

● Chuẩn bị cho nhóm hòa tấu trình diễn trên sân khấu.

AnchorAnchor2.3 Cập nhật biểu mục tác phẩm giảng dạy      

AnchorChương trình giảng dạy môn học hòa tấu ở bậc trung học dài hạn chuyên ngành Accordion tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam chưa được cập nhật chính thức trong một thời gian dài (từ năm 1998). Từ thực trạng đó, chúng tôi đề xuất việc nghiên cứu, cập nhật những tác phẩm nguyên bản và chuyển soạn cho hòa tấu Accordion phù hợp với trình độ của học sinh bậc trung cấp, tiến tới tập hợp thành các tuyển tập - giáo trình phục vụ chương trình đào tạo. 

 

● Những tác phẩm nguyên bản 

       Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo môn học hòa tấu Accordion, thông qua tham khảo một số chương trình đào tạo bậc trung cấp ở những nước có nghệ thuật Accordion phát triển và các cuộc thi Accordion quốc tế, chúng tôi đề xuất bộ môn nghiên cứu, bổ sung, cập nhật vào chương trình giảng dạy hòa tấu bậc trung cấp những tác phẩm mới viết nguyên bản cho Accordion.

● Những tác phẩm chuyển soạn.

Việc đưa những tác phẩm kinh điển chuyển soạn vào chương trình giảng dạy hòa tấu cũng như độc tấu Accordion là quan trọng và cần thiết, bởi nó mang đến sự đa dạng về thể loại, phong cách, giúp người thầy dạy âm nhạc giải quyết nhiều nhiệm vụAnchor sư phạm. 

       ● Những tác phẩm Việt Nam

AnchorNhìn chung, từ năm 1998 đến nay, nhiều tác phẩm viết nguyên bản hoặc chuyển soạn cho hòa tấu Accordion bởi các nhạc sĩ, nghệ sĩ, giảng viên Việt Nam đã được dàn dựng, biểu diễn nhưng lại chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, để tập hợp, phân loại đưa vào chương trình giảng dạy chính thức ở các bậc học khác nhau. 

● Tác phẩm cho hòa tấu Accordion với nhạc cụ khác

- Tìm kiếm, sưu tầm, những tác phẩm viết nguyên bản hoặc chuyển soạn cho hòa tấu Accordion với nhạc cụ khác phù hợp với trình độ của học sinh trung cấp và điều kiện thực tế của học sinh Việt Nam (chưa có đàn Accordion free-bass);

- Đặt hàng các nhạc sĩ Việt Nam viết những tác phẩm cho hòa tấu cho Accordion với nhạc cụ khác phù hợp với trình độ của học sinh bậc trung cấp;

- Triển khai lớp học, chuyên đề bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp chuyển soạn tác phẩm âm nhạc cho các giảng viên trẻ, khuyến khích các thầy cô tăng cường thực hành chuyển soạn tác phẩm âm nhạc cho nhiều hình thức hòa tấu Accordion đa dạng. AnchorAnchor

● Đề xuất về chương trình giảng dạy và bài thi

       Một số đề xuất với bộ môn về số lượng, thể loại tác phẩm giảng dạy và bài thi hàng năm. 

2.4 Giảng dạy thực nghiệm

AnchorAnchor2.4.1 Mục đích, đối tượng, giáo án và nội dung thực nghiệm

● Mục đích

Mục đích chính của việc dạy thực nghiệm là để xác minh tính thực tiễn, tính ứng dụng và tính khoa học của những giải pháp đã được nêu ra trong luận văn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn học hòa tấu Accordion bậc trung cấp tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. 

 Đối tượng

Chúng tôi chọn một số học sinh Accordion hệ trung học dài hạn chia làm 2 nhóm giảng dạy thực nghiệm

 

 Nội dung 

Áp dụng những giải pháp đã đề xuất vào quá trình thực nghiệm sư phạm và trình bày chi tiết lộ trình giảng dạy thực nghiệm qua bảng biểu.

 AnchorAnchor2.4.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm

       Đánh giá kết quả thực nghiệm của  hai nhóm học sinh tham gia lớp hòa tấu. Anchor

 

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

AnchorTrong chương 2 của luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn học hòa tấu bậc trung cấp chuyên ngành Accordion bao gồm các khâu: phương thức tổ chức sắp xếp nhóm hòa tấu; một số bước trong quy trình giảng dạy; rèn luyện kỹ năng hòa tấu; vấn đề cập nhật và lựa chọn tác phẩm giảng dạy.  

Quá trình làm việc với một tác phẩm hòa tấu gồm ba giai đoạn chính: giúp nhóm hòa tấu làm quen với tác phẩm; xử lý về mặt kỹ thuật thông qua các phương tiện diễn tả âm nhạc; thể hiện hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Trong quá trình tập luyện, rèn luyện kỹ năng hòa tấu, giảng viên đưa ra những yêu cầu cho nhóm hòa tấu thực hiện đồng đều các yếu tố nhịp phách, tiết tấu, tốc độ, cao độ, trường độ, kỹ thuật ngón bấm, âm sắc, cường độ, sự cân đối về cường độ giữa các bè, v.v… 

Về biểu mục tác phẩm đào tạo, chương hai của luận văn đề xuất cập nhật, bổ sung, phân loại tác phẩm âm nhạc viết nguyên bản và chuyển soạn cho chương trình môn học hòa tấu Accordion bậc trung cấp; 

Đề xuất đa dạng hóa biểu mục tác phẩm đào tạo; đa dạng hóa các hình thức hòa tấu như hòa tấu thuần Accordion, hòa tấu Accordion với nhạc cụ khác và hòa tấu dàn nhạc Accordion, phù hợp với trình độ đào tạo bậc trung cấp cũng được đề cập đến trong chương hai của luận văn.

 

KẾT LUẬN

Những nhiệm vụ chính đặt ra trong môn học hòa tấu Accordion ở bậc trung cấp bao gồm:

-   Thúc đẩy sự phát triển về mặt cảm xúc, trí nhớ, tư duy âm nhạc, phát huy tính sáng tạo trong quá trình chơi hòa tấu; 

-   Giúp người học hình thành và phát triển kỹ năng chơi hòa tấu trong quá trình diễn tấu ở hình thức tập thể;

Anchor-   Mở rộng thế giới quan âm nhạc của học sinh thông qua việc diễn tấu, học tập, tiếp cận với nhạc mục tác phẩm hòa tấu phong phú; 

Anchor-   Thúc đẩy sự giao tiếp tập thể của học sinh trung cấp (lứa tuổi thiếu niên) thông qua sự hợp tác sáng tạo giữa các thành viên trong lớp học hòa tấu. Quá trình cùng nhau diễn tấu là quá trình đồng sáng tạo của học sinh, giúp các em lắng nghe, đánh giá lẫn nhau, giao tiếp ăn ý với nhau thông qua ngôn ngữ âm nhạc để cùng nhau thống nhất hòan thành một mục tiêu chung: thể hiện tác phẩm âm nhạc một cách hài hòa và hoàn thiện;

-   Phát triển cảm giác đồng điệu của cả nhóm hòa tấu, sự say mê và hứng thú trong quá trình diễn tấu tập thể;

Anchor-   Rèn luyện thói quen làm việc độc lập và kỹ năng thị tấu trong quá trình vỡ bài hòa tấu;

Anchor-   Rèn luyện kỹ năng hòa tấu cơ bản để có thể tiếp tục học ở bậc học cao hơn;

Anchor-   Hình thức hòa tấu giúp học sinh sớm được tiếp cận với những tác phẩm phức tạp về mặt kỹ thuật thông qua việc phân chia bè cho các thành viên trong nhóm thay vì dồn tất cả gánh nặng của tác phẩm phức tạp lên một người (khi chơi độc tấu); 

Anchor-   Việc xuất hiện trên sân khấu cùng với tập thể nhóm hòa tấu hoặc dàn nhạc Accordion giúp học sinh giảm bớt cảm giác “sợ sân khấu”, một mặt, nâng cao tính trách nhiệm của từng học sinh-thành viên nhóm hòa tấu, mặt khác cho các em cảm giác nhận được sự ủng hộ của “đồng đội”, giảm bớt sự gò bó, sợ hãi khi xuất hiện trước đông đảo công chúng trên sân khấu lớn;

-   Hình thức hòa tấu tập thể cũng tạo điều kiện cho những học sinh trình độ yếu hoặc học sinh ở những năm đầu của bậc học có điều kiện tham gia và làm quen với hoạt động biểu diễn trên sân khấu; 

Anchor-   Hình thức hòa tấu hoặc dàn nhạc Accordion luôn tạo hứng thú cho chính những người diễn tấu, cũng như mang lại hiệu quả thẩm mỹ, tạo cảm giác thích thú cho khán giả thưởng thức.

AnchorAnchor 

KHUYẾN NGHỊ

-  Đề xuất khoa, bộ môn biên soạn, cập nhật chương trình đào tạo môn học hòa tấu, đa dạng hóa những tác phẩm thuộc các thời kỳ âm nhạc, phù hợp với trình độ của học sinh bậc trung cấp; 

-   Đa dạng hóa hình thức hòa tấu bằng hình thức dàn nhạc Accordion nhằm nâng cao kỹ năng ngồi dàn nhạc, 

-   Nghiên cứu, tìm kiếm những tác phẩm viết cho hình thức hòa tấu Accordion với nhạc cụ khác phù hợp với trình độ trung cấp.

-   Đề xuất các giảng viên Accordion tăng cường thực hiện chuyển soạn tác phẩm Việt Nam cho các hình thức hòa tấu Accordion nhằm làm giàu biểu mục tác phẩm đào tạo.

-    Đề xuất với khoa, nhà trường mở các khóa học, chuyên đề bồi dưỡng về phương pháp chuyển soạn-phối khí tác phẩm âm nhạc cho đội ngũ giảng viên, khuyến khích các giảng viên thực hành chuyển soạn để mở rộng nhạc mục tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm Việt Nam dành cho hòa tấu Accordion.

-   Đề xuất với khoa và nhà trường hỗ trợ kinh phí sửa chữa hoặc thay thế các cây đàn Accordion đã hết thời gian sử dụng, bổ sung một số nhạc cụ chuyên dụng phục vụ giảng dạy môn học hòa tấu. 

Anchor         - Tăng cường tổ chức các buổi hòa nhạc có sự tham gia của các tiết mục hòa tấu, dàn nhạc Accordion, thúc đẩy việc tổ chức các hình thức biểu diễn giao lưu học sinh, sinh viên với các trường bạn, các chương trình nghệ thuật tổng hợp trên sân khấu và trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

Đầu trang
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn